Bầu 3 tháng đầu ăn lựu được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn lựu được không?

Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn lựu được không? Đây là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm trong các hội nhóm bỉm sữa. Lựu nằm trong danh sách loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất hỗ trợ sức khỏe. Được coi là phương thuốc tự nhiên mà an toàn giúp ngăn ngừa một số bệnh của cơ thể. Hãy cùng Khám sản phụ khoa Hà Nội tìm hiểu về chủ đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu ăn lựu được không?

Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn lựu được không? Hoàn toàn có thể mẹ nhé! 

Sở hữu thành phần dinh dưỡng đa dạng cùng hương vị ngọt, thanh mát dễ ăn thì đây là loại quả được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bầu sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ như một món ăn vặt hàng ngày tốt cho mẹ và thai nhi.

Không chỉ cung cấp nguồn năng lượng và chất xơ cho cơ thể, trái lựu còn mang tới nhiều loại vitamin thiết yếu như vitamin C hay vitamin B6 và các loại vi khoáng hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé. Bên cạnh đó, lựu còn chứa hai hợp chất thực vật có đặc tính dược liệu mạnh là axit Punici và Punicalagins.

Punicalagins – chất chống oxy hóa rất mạnh có trong lựu, giúp cho nước ép lựu có tác dụng chống oxy hóa cao gấp ba lần so với trà xanh hay rượu vang đỏ. Mặt khác, axit Punici có trong dầu hạt lựu nổi trội là thành phần axit linoleic liên hợp có hoạt tính sinh học mạnh mẽ.

Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, các chất có trong trái lựu sẽ đóng vai trò chống lại dị tật bẩm sinh, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, tăng sức đề kháng,…của mẹ và bé trong thai kỳ.

Mẹ mang bầu 3 tháng đầu ăn lựu được không? 
Mẹ mang bầu 3 tháng đầu ăn lựu được không?

Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng của lựu phần nào là câu trả lời cho câu hỏi Bà bầu ăn lựu được không?Mỗi 100g lựu bao gồm:

Thành phần dinh dưỡngĐịnh lượng
Năng lượng68kcal
Cacbohidrat17.17g
Đường16.57g
Chất xơ0.6g
Chất béo0.3g
Chất đạm0.95g
Vitamin B1 (3%)0.030mg
Vitamin B2 (B2)(5%)0.063mg
Vitamin B3 (2%)0.300mg
Vitamin B6 (8%)0.105mg
Vitamin C (7%)6.1mg
Pantothenic acid (B5)(12%)0.596mg
Folate (B9) (2%)6μg
Canxi (0%)3mg
Sắt (2%)0.30mg
Magiê (1%)3mg
Phốt pho (1%)8mg
Kali (6%)259mg
Kẽm (1%)0.12mg
Lựu được xếp vào danh sách trái cây chứa rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe
Lựu được xếp vào danh sách trái cây chứa rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe

Tóm lại, với thắc mắc mẹ mang bầu 3 tháng đầu ăn lựu được không thì có thể khẳng định rằng mẹ hoàn toàn ăn được lựu với lượng vừa đủ để cung cấp đến cho cơ thể các chất dinh dưỡng tốt nhất. 

Mẹ tham khảo thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn thanh long được không? 6 Lưu ý

2. 12 Tác dụng khi ăn lựu với bà bầu và thai nhi

Từ bảng thành phần và công dụng của các chất dinh dưỡng có trong quả lựu phần nào đã trả lời cho câu hỏi bà bầu 3 tháng đầu ăn lựu được không? Để khẳng định lợi ích của lựu đối với mẹ bầu trong thai kỳ thì cần đi vào tìm hiểu một số tác dụng nổi bật mà lựu đem đến sức khỏe mẹ và thai nhi như:

Tác dụng của quả lựu với sức khỏe mẹ bầu

Bà bầu có nên ăn lựu trong 3 tháng đầu không? Việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết bằng trái lựu sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu 3 tháng đầu như:

  • Giảm huyết áp: Quả lựu thuộc danh sách 12 loại trái cây tốt cho người huyết áp cao vì chứa một số thành phần dưỡng chất quan trọng giúp giảm huyết áp và thêm nữa là tác dụng cực kỳ có lợi cho hệ tim mạch mỗi người. Đặc biệt, trong khoảng thời gian mang thai chị em phụ nữ thường mắc phải chứng tiền sản giật, nguyên nhân gây ra huyết áp cao. Vì vậy, bổ sung lựu khi mang thai sẽ hỗ trợ tốt trong việc làm giảm tình trạng xấu này
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Thành phần vitamin C bổ dưỡng trong lựu có tác dụng vô cùng quan trọng trong thai kỳ, giúp mẹ củng cố hàng rào miễn dịch thêm mạnh mẽ đẩy lùi yếu tố nguy hại từ bên ngoài để mẹ có thể chăm sóc tốt hơn cho chính mình cũng như thai nhi trong bụng. 
  • Bổ sung chất chống oxy hóa: Bổ sung lựu khi mang thai sẽ cung cấp đến nguồn chất oxy hóa cho cả mẹ và bé. Hợp chất này giúp cơ thể tăng tuổi thọ, tái tạo các tế bào cơ thể và hỗ trợ cơ thể sử dụng nhiều oxy hơn, từ đó chúng ta khỏe mạnh và trẻ lâu hơn. Không ít người coi lựu là thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khoẻ tự nhiên giúp điều chỉnh hài hòa được mọi hoạt động của cơ thể.
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lựu đem đến nhiều lợi ích đến sức khỏe trong thai kỳ như giảm huyết áp, cải thiện mật độ xương, bổ sung chất xơ, đẹp da,...
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lựu đem đến nhiều lợi ích đến sức khỏe trong thai kỳ như giảm huyết áp, cải thiện mật độ xương, bổ sung chất xơ, đẹp da,…
  • Cải thiện mật độ xương: Bên cạnh sử dụng các loại sữa để cung cấp dưỡng chất cần thiết trong khi mang thai thì việc sử dụng trái lựu cũng có tác dụng tương tự, đem đến tác dụng tốt không chỉ giúp cải thiện mật độ xương của mẹ mà còn rất tốt cho sự hình thành hệ xương của thai nhi.
  • Tốt cho làn da: Trong thời kỳ mang thai, mẹ hay phải đối mặt với các vấn đề về da khác nhau như mụn trứng cá, phát ban,..Ăn lựu là giải pháp tối ưu giúp mẹ chống lại các việc đó xảy ra từ đó có làn da sáng mịn hơn, ngăn ngừa được những vết rạn xuất hiện ở bụng hay tay chân nhờ vào hàm lượng cao chất chống oxy hóa.
  • Bổ sung chất xơ: Ăn lựu trong giai đoạn thai kỳ sẽ cung cấp chất xơ cho cơ thể, đây là vấn đề chính mà mẹ quan tâm khi phải thường xuyên đối mặt với tình trạng táo bón. Bởi nhu động ruột khi mang thai của mẹ bầu sẽ bị rối loạn và lúc này giải pháp tối ưu nhất là ăn thật nhiều chất xơ – đây là loại chất có hàm lượng cao trong quả lựu.

Tác dụng của lựu với thai nhi

Lựu không chỉ mang đến lợi ích cho mẹ bầu mà dưỡng chất có trong loại trái cây này còn bổ dưỡng cho cả sức khỏe thai nhi như sau:

  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Folate thường được nhắc đến là một dưỡng chất cần thiết trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, đặc biệt với chị em phụ nữ có thai. Trong lựu có chứa lượng lớn hàm lượng folate hay còn gọi là vitamin B9 thuộc vitamin nhóm B, có tác dụng tái tạo và phát triển các tế bào trong cơ thể, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
  • Củng cố hàm lượng canxi: Với 100g lựu chứa đến g canxi, nhờ vào hàm lượng dồi dào này mà việc bổ sung lựu vào thực đơn thai kỳ sẽ giúp quá trình hình thành và phát triển hệ xương của trẻ được đảm bảo vững chắc.
  • Bảo vệ mô não: Tác dụng không ngờ đến tiếp theo của lựu là việc bảo vệ sự phát triển mô não của trẻ sơ sinh khỏi bất kỳ thiệt hại nào do giảm cung cấp oxy.
  • Phát triển và bảo vệ hệ thần kinh: Nhờ vào hàm lượng chất béo lành mạnh có trong lựu mà hỗ trợ tối ưu trong quá trình phát triển trí não cũng như tạo hàng rào bảo vệ hệ thần kinh cho thai nhi trong bụng.
  • Giảm nguy cơ chấn thương nhau thai: Chất chống oxy hóa trong lựu không chỉ có tác dụng đẹp da hay nâng cao sức khỏe đối với mẹ bầu mà còn góp phần giảm bớt nguy cơ nhau thai gặp phải chấn thương, đảm bảo một thai kỳ an toàn.
Không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu mà còn bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển toàn diện
Không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu mà còn bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển toàn diện

Mẹ xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn sữa chua được không

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn lựu như thế nào cho đúng?

Nên ăn lựu vào tháng thứ mấy trong thai kỳ?

Quả lựu là trái cây chứa nhiều dưỡng chất và khá lành tính nên mẹ bầu có thể ăn lựu trong 3 tháng đầu và suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng để bổ sung lựu vào thực đơn hàng ngày là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Ngoài ra, ăn lựu vào những tháng cuối của thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu vải thiện hệ tim mạch, cân bằng huyết áp, hạn chế nguy cơ tiền sản giật.

Nên ăn bao nhiêu lựu/ngày?

Chỉ nên ăn khoảng từ 1 – 2 quả lựu/ngày hoặc uống khoảng 50ml nước ép lựu trong ngày là lượng thích hợp đối với mẹ bầu. Do lựu cũng là loại quả khá ngọt nên mẹ tránh ăn nhiều vì có thể làm tăng nhẹ huyết áp hoặc đái tháo đường thai kỳ.

Ăn lựu như thế nào đối với mẹ bầu 3 tháng đầu là đúng?
Ăn lựu như thế nào đối với mẹ bầu 3 tháng đầu là đúng?

Thời điểm nào trong ngày?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thời điểm trong ngày mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn lựu là sau khi ăn khoảng từ 1 – 2 tiếng để cơ thể hấp thụ được tối đa hàm lượng vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể kết hợp thêm việc uống nước ép lựu vào bữa phụ sau giấc ngủ trưa.

Tác dụng phụ khi mẹ bầu ăn quá nhiều lựu

Thông thường, có thể ăn được hạt lựu mà không phải bỏ vì chúng cũng có chứa các thành phần có lợi như chất xơ, chất chống oxy hóa và hàm lượng axit có tính chống viêm…Nhưng mẹ cần lưu ý nếu ăn lượng hạt lựu lớn cùng một lúc có thể xảy đến nguy cơ tắc nghẽn ruột, đặc biệt với trường hợp mẹ bầu đang bị táo bón thai kỳ. Do vậy, tốt nhất mẹ bầu nên bỏ hạt lưu khi ăn nhé!

Mẹ tham khảo thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn me được không? Cần lưu ý gì?

4. Gợi ý món ngon từ lựu dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Có đến hàng chục món ăn chế biến từ lựu, trong đó chủ yếu sẽ là ăn trực tiếp, ăn với salad và bánh. Tuy nhiên không khuyến khích mẹ bầu sử dụng món salad vì đây là đồ ăn chưa được chế biến chín hoàn toàn. Vì thế mẹ có thể tham khảo 2 thức uống đơn giản, dễ làm ngay dưới đây:

Nước ép lựu

Nước ép lựu là thức uống đơn giản nhưng đem đến nhiều chất vitamin và khoáng chất mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể tự tay chế biến tại nhà theo hướng dẫn sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị món nước ép lựu:

  • Lựu: 1 – 2 quả
  • Nước đường: 20ml
  • Cốt chanh: 10ml
  • Đá viên: 2 – 3 viên cỡ nhỏ
  • Máy ép hoa quả

Cách làm nước ép lựu:

  • Bước 1: Lựu mua về rửa sạch với nước và tách bỏ hạt nhẹ nhàng tránh bị nát.
  • Bước 2: Cho phần lựu đã tách vỏ vào máy ép cùng với 20ml đường, thêm 10ml cốt chanh xay nhuyễn. Lượng đường có thể điều chỉnh tùy sở thích và độ ngọt của lựu sao cho vừa với khẩu vị.
  • Bước 3: Cho phần nước đã ép lọc qua rây để loại bỏ hạt.
  • Bước 4: Cho phần nước đã lọc ra ly và thêm đá viên giúp tăng độ mát trước khi mẹ bầu thưởng thức.
Thưởng thức món nước ép lựu thơm ngon, dễ làm ngay tại nhà
Thưởng thức món nước ép lựu thơm ngon, dễ làm ngay tại nhà

Siro lựu

Ngoài lựa chọn nước ép lựu thì mẹ bầu cũng có thể chế biến thành siro lựu để thay đổi vị tránh gây nhàm chán mà cũng vô cùng tiện lợi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị món siro lựu:

  • Lựu:  1 – 2 quả
  • Đường cát trắng: 1/4 bát, gia giảm tùy theo khẩu vị
  • Muối
  • Lọ thủy tinh

Cách làm món siro lựu:

  • Bước 1: Tách bỏ hạt lựu, lọ thủy tinh rửa sạch để ráo nước.
  • Bước 2: Cho hạt lựu vào lọ thủy tinh và bên trên rải đường, tiếp theo đến lớp hạt lựu, cứ thế cho đến khi hết hạt lựu rồi lớp cuối là rải đường lên trên.
  • Bước 3: Bảo quản lọ ở nơi thoáng mát để tầm 2 tuần là mẹ có thể thưởng thức siro lựu thơm ngon trọn vị.

Tìm hiểu: Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không?

5. Cách lựa chọn lựu ngon sạch cho mẹ bầu

Để đảm bảo có được thai kỳ an toàn khi đưa lựu vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày thì việc lựa chọn được những quả lựu tươi ngon sạch mẹ nên mua những dòng hoa quả hữu cơ tại những cơ sở, địa chỉ uy tín đảm bảo chất lượng. Một số mẹo về đặc điểm của lựu giúp mẹ lựa chọn được quả ngon sạch như sau:

  • Kích cỡ quả lựu: Nên lựa chọn những quả to có hình dạng tròn, đầy đặn.
  • Vỏ quả lựu: Vỏ ngoài trơn láng, bóng mượt, hơi rám vỏ là lựu đã già ngọt và hạt mẩy.
  • Hình dáng quả lựu: Nên lựa chọn quả có hạt hơi lồi ra ngoài, không méo mó và cầm cảm giác nặng tay.
  • Lựa quả lựu theo mùa: Lựu khi ăn đúng sẽ ngọt ngon và mức giá rẻ hơn.
Dựa vào các đặc điểm trên của lựu mà mẹ lựa chọn được quả tươi ngon, an toàn
Dựa vào các đặc điểm trên của lựu mà mẹ lựa chọn được quả tươi ngon, an toàn

Tham khảo: Bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót được không?

6. Một số câu hỏi của mẹ bầu khi ăn lựu

Bà bầu ăn lựu có nên ăn hạt không?

Mẹ bầu khi ăn lựu nên bỏ hạt, mặc dù trong hạt lựu cũng có chứa một số chất dinh dưỡng như các vitamin, khoáng chất như vitamin B6, vitamin C, magie, kali hay chất xơ cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên khi mẹ ăn hạt lựu có thể đối mặt với một số vấn đề như:

  • Tắc nghẽn đường ruột: Do kích thước hạt lựu tương đối lớn, nhai không kỹ sẽ gây tắc nghẽn đường ruột, khó tiêu nhất là khi mẹ đang bị táo bón thai kỳ sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
  • Kích thích tử cung co bóp: Ăn hạt lựu có thể gây ra sự kích thích co bóp tử cung của mẹ bầu.
Ăn hạt lựu có thể mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng khó tiêu, tắc nghẽn đường ruột và kích thích co bóp tử cung
Ăn hạt lựu có thể mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng khó tiêu, tắc nghẽn đường ruột và kích thích co bóp tử cung

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không

Bà bầu ăn chè sương sa hạt lựu được không?

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn chè sương sa hạt lựu. Bởi chè không chỉ là một món tráng miệng ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho phụ nữ mang bầu như: Cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, magie, axit folic, vitamin C; hỗ trợ quá trình tiêu hóa; chống vi khuẩn và kháng viêm, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng, vi khuẩn gây hại;…

Hy vọng với những thông tin trên của Khám sản phụ khoa Hà Nội thì thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn lựu được không của các chị em đã được giải đáp. Trái lựu dù mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ thì mẹ cũng cần ăn theo một cách khoa học, hợp lý để có thể hấp thụ được nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Theo dõi chuyên mục Sản khoa để có thêm nhiều kiến thức khi mang thai mẹ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *