Bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót được không?

Nhiều chị em trong lần đầu mang thai không biết liệu mẹ có bầu bầu ăn rau ngót được không? khi muốn thưởng thức hương vị ngọt dịu và thanh mát của loại rau này mang đến. Nhưng ở các giai đoạn của thai kỳ cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, dân gian thường truyền tai nhau rằng ăn rau ngót dễ gây sảy thai. Vậy thực hư chuyện này là sao? Tất cả sẽ được Khám sản phụ khoa Hà Nội giải đáp ngay trong bài viết sau.

1. Bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót được không?

Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu KHÔNG ĐƯỢC ăn ăn rau ngót vì theo các chuyên gia dinh dưỡng trong loại rau này có chứa nhiều thành phần papaverin – một hợp chất chống co thắt (làm giãn trương lực) tất cả các mô cơ trơn trên cơ thể, bao gồm cả cơ tử cung. Khi vào cơ thể, papaverin có tác động làm giãn trương lực của tử cung, đặc biệt là cơ tim và cơ của các động mạch lớn, dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp, tuần hoàn máu, hô hấp và đe dọa sự phát triển ổn định của thai nhi, thậm chí nguy hơn là có thể làm sinh con non.

Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót được không
Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót được không

Hơn nữa, glucocorticoid ở lá rau ngót còn làm giảm sự hấp thụ canxi và photpho, khiến mẹ bầu khi ăn phải có thể bị hạ canxi và mất ngủ. 

Với những thành phần trên, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên đưa rau ngót vào chế độ dinh dưỡng thai kỳ bởi đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, cần phải được chú ý và giữ gìn kỹ lưỡng.

Đừng bỏ qua những chia sẻ tiếp theo dưới đây về những tác dụng phụ nguy hại mà rau ngót mang đến cho mẹ bầu.

Mẹ đọc thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không?

2. Bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn rau ngót vì sao?

Bà bầu có được ăn rau ngót không? Tuy là loại rau xanh chứa nhiều thành phần dinh dưỡng phong phú nhưng việc ăn rau ngót trong thai kỳ sẽ làm mẹ bầu gặp một trong các trường hợp cụ thể như sau: 

Gây co bóp tử cung, nguy cơ sảy thai với mẹ bầu 3 tháng đầu

Tuy rằng việc mẹ bầu sử dụng rau ngót có nguy cơ sảy thai chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh nhưng việc ăn rau ngót vẫn có những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.

Do trong rau ngót tươi có chứa thành phần papaverin, là chất gây kích thích co thắt cơ trơn tử cung, ảnh hưởng rất xấu tới phụ nữ có thai. Đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu nhạy cảm thì tỷ lệ động thai, sảy thai rất cao nên mẹ cần hạn chế tiêu thụ rau ngót. 

Bởi vậy, mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ loại rau này để tránh làm xấu hơn tình trạng bệnh.

Bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót gây co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai
Bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót gây co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai

Cản trở sự hấp thụ canxi và photpho

Glucocorticoid trong lá rau ngót, đây là một chất được sản sinh thông qua quá trình trao đổi chất, có thể làm cản trở quá trình hấp thụ canxi và photpho của cơ thể dẫn đến cơ thể thiếu hụt các chất khoáng này.

Rau ngót làm cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu giảm sự hấp thu canxi và photpho
Rau ngót làm cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu giảm sự hấp thu canxi và photpho

Nguy cơ gây khó ngủ, mất ngủ với mẹ bầu

Việc mẹ bầu tiêu thụ nhiều rau ngót còn dẫn đến tình trạng mất ngủ (triệu chứng có thể xảy ra do cơ thể bị cản trở hấp thụ canxi, khiến lượng canxi hạ thấp), ăn uống kém và khó thở.

Nguy cơ mẹ bầu 3 tháng đầu gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ bởi thiếu hụt lượng canxi do ăn rau ngót
Nguy cơ mẹ bầu 3 tháng đầu gặp phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ bởi thiếu hụt lượng canxi do ăn rau ngót

Mẹ đọc thêm: [Tư vấn] Bầu 3 tháng cuối ăn mướp đắng được không?

3. Khi nào mẹ bầu được ăn rau ngót, ăn sao cho tốt

Trái ngược lại với việc mẹ bầu không được khuyến khích ăn rau ngót từ khi mới mang thai thì kể từ tháng mang thai thứ 4 trở đi, mẹ có thai kỳ khỏe mạnh có thể ăn rau ngót để bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Luộc hoặc nấu canh là phương pháp chế biến đơn giản mà giữ độ các chất dinh dưỡng của món ăn nhưng lưu ý là không nên ăn quá nhiều lần trong tháng. Với trường hợp mẹ bầu có cơ địa yếu, tiền sử ra máu dọa sảy, nguy cơ sảy thai, sinh non thì cần tránh ăn loại rau này.

Với thời điểm trước khi sinh, rau ngót có thể là một “cấm kỵ” đối với mẹ bầu, tuy nhiên sau khi sinh loại rau này có thể là một bài thuốc khá hiệu nghiệm chữa sót nhau. Lượng rau ngót mà mẹ bầu có thể tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 30mg và không ăn quá nhiều lần trong tháng.

Tam cá nguyệt thứ 2 là tháng 4, tháng 5, tháng 6 là thời điểm mẹ bầu có thể ăn rau ngót
Tam cá nguyệt thứ 2 là tháng 4, tháng 5, tháng 6 là thời điểm mẹ bầu có thể ăn rau ngót

Còn đối với những tháng đầu thai nghén, mẹ cũng nên hạn chế ăn nhiều rau ngót. Bởi lúc này cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi phù hợp với sự phát triển của thai nhi, lượng chất xơ dồi dào trong rau ngót có thể khiến mẹ bầu gặp khó tiêu, đầy bụng.

Lợi ích của rau ngót đối với mẹ bầu 

Trong rau ngót có chứa khá nhiều dưỡng chất phong phú, cần thiết cho cơ thể hơn những loại rau khác. Theo nghiên cứu đã chỉ ra các thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ngót cung cấp protein với nhiều axit amin quan trọng như: lysin, tryptophan, methionin, phenylalanine,  valine, threonine, leucine, isoleucine; các chất: đạm, tinh bột, canxi, sắt, photpho, vitamin C, vitamin PP, vitamin B1, vitamin B2,… 

Ngoài vitamin, muối khoáng, chất xơ thì loại rau này còn “sở hữu” một lượng protid đáng kể, gấp đôi rau muống và tương đương một số loại đậu. 

Rau ngót cũng là bài thuốc tự nhiên giúp mẹ sau sinh nhuận tràng, đẩy sản dịch và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm
Rau ngót cũng là bài thuốc tự nhiên giúp mẹ sau sinh nhuận tràng, đẩy sản dịch và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm

Tuy rằng việc sử dụng rau ngót cần hạn chế và mang lại nguy cơ tiềm ẩn với các mẹ đang mang thai, nhưng loại rau này lại vô cùng tốt và cần thiết đối với chị em phụ nữ sau sinh nhờ vào công dụng: nhuận tràng, đẩy sản dịch sạch và nhanh, hạn chế sót nhau thai và giảm nguy cơ viêm nhiễm sau sinh nở. Nhờ vào hàm lượng vitamin A và vitamin C dồi dào mà giúp cơ thể mẹ tăng cường sức đề kháng, nhanh lành vết mổ khi các mẹ sinh mổ.  

Ăn rau ngót còn giúp các mẹ bầu lợi sữa, duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé. Trong rau ngót chứa chất xơ và protein nhưng lại ít calo, giúp chị em sau sinh da dẻ đẹp hơn, phòng ngừa táo bón. 

Mẹ đọc thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn cà chua được không? 9 lưu ý

4. Mẹ bầu ăn rau ngót khi mang thai cần lưu ý gì?

Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót được không hay bà bầu ăn rau ngót được không? Sẽ có có những lưu ý cho từng trường hợp cụ thể sau đây:

  • Tiền sử sinh non, sảy thai hoặc sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì mẹ bầu nên hạn chế việc ăn rau ngót để giảm thiểu nguy cơ xấu có thể xảy ra với mẹ và bé. 
  • Tránh ăn rau ngót tươi, thay vào đó nên chế biến bằng phương pháp luộc hoặc nấu canh để đảm bảo an toàn thai kỳ.
  • Lựa chọn rau ngót sạch, tươi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh xảy ra tình trạng ngộ độc. 
Mẹ cần lưu ý cách ăn rau ngót đúng cách, liều lượng ăn và thời điểm ăn thích hợp trong thai kỳ
Mẹ cần lưu ý cách ăn rau ngót đúng cách, liều lượng ăn và thời điểm ăn thích hợp trong thai kỳ

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không

5. Một số thắc mắc của mẹ bầu khi ăn rau ngót

Bầu 4 tháng ăn rau ngót được không?

Mẹ bầu 4 tháng trở đi mang thai khỏe mạnh thông thường thì hoàn toàn có thể ăn rau ngót, chế biến rau ngót thành đa dạng món ăn theo sở trường để phân phối thêm magie, kali, phốt pho, sắt, canxi, vitamin C, vitamin B1, vitamin B6, … cho cơ thể.

Bầu 5 tháng ăn rau ngót được không?

Câu trả lời là bầu 5 tháng có thể đưa rau ngót vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, để làm phong phú thêm cho bữa ăn cũng như bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Bầu 3 tháng cuối ăn rau ngót được không 

Câu trả lời là KHÔNG NÊN, như đã nói ở trên các mẹ bầu chỉ nên ăn rau ngót ở tam cá nguyệt thứ 2 là tháng 4, tháng 5 và tháng thứ 6 còn ở giai đoạn tam cá nguyệt cuối là tháng 7, tháng 8, tháng 9 trở đi các mẹ không nên ăn rau ngót. Ăn rau ngót ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ dễ làm tăng nguy cơ đau thắt tử cung, dẫn đến sinh con non hoặc thai chết lưu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Rau ngót là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và phù hợp với mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc chị em sau sinh
Rau ngót là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu và phù hợp với mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc chị em sau sinh

Bầu 6 tháng ăn rau ngót được không

Bầu 6 tháng thuộc tam cá nguyệt thứ 2 nên mẹ bầu vẫn có thể thưởng thức rau ngót với điều kiện cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, để đảm bảo an toàn thì mẹ tuyệt đối không sử dụng rau ngót tươi sống, chỉ nên ăn khi đã được nấu chín.

Bầu 7 tháng ăn rau ngót được không

Bầu 7 tháng KHÔNG NÊN sử dụng rau ngót vì tồn tại nhiều mối nguy cho thai kỳ như sinh non, dọa sảy, thai chết lưu,…

Bầu 8 tháng ăn rau ngót được không

Đối với mẹ bầu 8 tháng thì việc ăn rau ngót cũng là KHÔNG NÊN bởi đây là những tháng thai kỳ cuối, việc sử dụng rau ngót sai cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ sinh non. Do trong rau ngót (nhất là khi chưa nấu chín) chứa một lượng lớn papaverin, chất này gây ra các cơn co thắt tử cung, làm tăng cao nguy cơ gây sảy thai, sinh sớm.

Mẹ bầu cần cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn rau ngót hoặc bất kỳ thực phẩm nào vào thực đơn dinh dưỡng 
Mẹ bầu cần cân nhắc kỹ càng khi lựa chọn rau ngót hoặc bất kỳ thực phẩm nào vào thực đơn dinh dưỡng

Sau khi đã hiểu rõ về việc mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn rau ngót được không, hãy cân nhắc lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng trong thai kỳ một cách cẩn thận. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn sức khỏe thì mẹ nên kết hợp với việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng được khẩu phần ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng, giúp bé yêu phát triển toàn diện. Cùng theo dõi và đón đọc chuyên mục Sản khoa của Khám sản phụ khoa Hà Nội để cập nhật nhiều nội dung mới và hữu ích trong thời kỳ mang thai mẹ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *