Thai 5 tuần bụng đã to chưa? Siêu âm có thấy chưa?

Thai 5 tuần bụng đã to chưa? Siêu âm có thấy chưa?

Thai nhi 5 tuần tuổi bụng đã to chưa? Những dấu hiệu nào nhận biết thai và cần lưu ý những vấn đề gì trong giai đoạn này? Bài viết sau sẽ giúp cho những người phụ nữ đang chuẩn bị bước vào thai kỳ có sự chuẩn bị về tâm lý và thể chất cùng kiến thức tốt nhất khi mang thai nhé.

1. Sự phát triển của thai nhi ở thời điểm 5 tuần tuổi như thế nào?

Thai nhi vào tuần tuổi thứ 5 sẽ có kích thước gấp 10.000 lần so với khi mới bắt đầu thụ thai, khoảng 6mm và có hình dạng như một chú nòng nọc bé nhỏ. Nên trong thời gian này, người mẹ vẫn chưa cảm nhận được sự chuyển động của thai trong tử cung.

Lúc này túi phôi sẽ hình thành 3 lá gồm phôi ngoài, phôi giữa và lá phôi trong. Đồng thời xương của thai nhi bắt đầu được hình thành, các đường khung của khuôn mặt cũng hiện ra rõ nét, phần đầu của em bé sẽ phát triển nhanh hơn so với phía trước.

Thai 5 tuần bụng đã to chưa?

Thai 5 tuần bụng đã to chưa?

Các bộ phận miệng và lưỡi cũng hình thành trong tuần thứ 5 cùng với tay và chân. Hình dạng của chân bé trong thời gian này giống với những mái chèo, vỗ quanh hai bên ngực nhưng sẽ nhanh chóng phát triển rõ nét.

Phần lớn sự tăng trưởng của em bé sẽ tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não sẽ được hình thành trong mỗi phút. Vậy nên người mẹ sẽ luôn cảm thấy đói, vì cơ thể cần nguồn năng lượng được cung cấp từ thực phẩm để hỗ trợ cho sự phát triển của em bé bên trong.

Các tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành, tuy nhiên sẽ còn quá sớm để xác định được giới tính thai nhi của trẻ. Quả thận của bé đã nằm đúng vị trí nhưng chưa thực hiện được nhiệm vụ lọc máu. Chúng sẽ bắt đầu hoạt động với chức năng thải nước tiểu, đóng góp vào một lượng kha khá chất lỏng vào thành phần của nước ối trong những tháng tới.

Cơ thể thai nhi tuần thứ 5 cũng bắt đầu hình thành hệ thống tuần hoàn từ mesoderm. Tim thai cũng xuất hiện và tốc độ nằm trong khoảng 100 – 160 lần / phút.

Hình ảnh thai 5 tuần tuổi

Một số hình ảnh siêu âm của thai nhi vào tuần tuổi thứ 5:

Một số hình ảnh siêu âm của thai nhi vào tuần tuổi thứ 5

Một số hình ảnh siêu âm của thai nhi vào tuần tuổi thứ 5

2. Thai 5 tuần bụng đã to chưa, mẹ có thay đổi gì

Thai nhi vào tuần thứ 5 sẽ có kích thước như một hạt đậu và có đường kính 1,5mm nên bụng của người mẹ chưa to ra với những thai phát triển chậm thì trong thời gian này phôi thai chỉ di chuyển đến tử cung và bắt đầu tìm nơi bám.

Những thay đổi của mẹ bầu vào tuần thứ 5 của thai kỳ:

  • Thay đổi vị giác: Khi mang thai nồng độ hormone hCG trong cơ thể bà bầu sẽ tăng lên cao do đó các mẹ bầu sẽ không còn muốn ăn các thực phẩm ưa thích hoặc có cảm giác thèm ăn với những loại thực phẩm khác.
  • Thay đổi ở ngực: Do nồng độ hormone hCG tăng khiến cho phần ngực của bà bầu có sự thay đổi rõ rệt như đầu vú mềm, sẫm màu. Những sự thay đổi này sẽ biết mất sau 3 tháng đầu của thai kỳ do tự sự điều chỉnh của nội tiết tố trong cơ thể bà bầu.
  • Dấu hiệu buồn nôn: Đây là biểu hiện phổ biến khi mang thai thể hiện thai tuần thứ 5 đang phát triển một cách bình thường. Biểu hiện này thường xuất hiện ở 2/3 số thai phụ và sẽ xuyên suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng này có thể giảm dần hoặc biến mất khi thai nhi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Khứu giác nhạy cảm: Trong tuần đầu khi mang thai, khứu giác của bà bầu khá nhạy cảm với mùi vị xung quanh. Đôi khi những mùi quen thuộc cũng làm bà bầu thấy khó chịu. Chính điều này dẫn đế sự buồn nôn ở thai phụ. Sự nhạy cảm với mùi vị cũng sẽ giảm đi sau 3 tháng đầu.
  • Tình trạng chướng bụng đầy hơi: Do khi có thai nồng độ progesterone trong cơ thể người mẹ tăng lên cao khiến các cơ bắp vận hành một cách chậm chạp, nặng nề hơn bình thường. Không chỉ những cơ bên ngoài mà các cơ trong đường ruột cũng hoạt động chậm hơn từ đó dẫn đến hiện tượng đầy hơi chướng bụng.
  • Vùng bụng dưới bị đau nhẹ: Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, các bà bầu sẽ gặp một số biểu hiện như gần giống với biểu hiện của ngày có kinh thông thường. Vùng bụng dưới đau nhẹ, xuất hiện tình trạng máu bào thai, cảm giác mệt mỏi, căng tức ngực.

Màu sắc máu bào thai

Màu sắc máu bào thai

  • Tiểu tiện nhiều lần: Vì sự thay đổi của nội tiết tố cộng với thay đổi về kích thước của tử cung do có em bé sẽ tạo áp lực thường xuyên lên bàng quang. Dẫn đến tình trạng tiểu tiện nhiều lần đặc biệt là vào ban đêm.
  • Tiết nhiều nước bọt: Khi mang thai tình trạng tiết nước bọt là dấu hiệu cho thấy hiện tượng ốm nghén bắt đầu xuất hiện. Cùng với đó là những biểu hiện như trào ngược axit dạ dày, ợ nóng hoặc ợ chua.
  • Cảm giác mệt mỏi khi mang thai, thiếu năng lượng và hay buồn ngủ là những gì mẹ bầu sẽ gặp phải. Ngoài ra còn một số triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, thay đổi lượng đường trong máu.
  • Tâm trạng buồn rầu và dễ bị kích động: Phụ nữ mang thai sẽ mau nước mắt, dễ xúc động hơn so với tính cách ngày thường của họ.

3. Mẹ nên đi khám thai lần đầu tiên vào thời gian nào?

Ở giai đoạn đầu rất khó để phát hiện mình có mang thai hay không? Người phụ nữ cần dựa vào một số dấu hiệu như trễ kinh, ốm nghén, buồn nôn hay mệt mỏi thì hãy mua que thử thai về để kiểm tra. Nếu cho kết quả hai vạch thì bạn nên sắp xếp thời gian để đến bệnh viện thực hiện siêu âm.

Đi khám thai lần đầu có cần nhịn ăn sáng không?

Nếu thai nhi trong giai đoạn dưới 12 tuần tuổi thì bạn không cần phải nhịn ăn trước khi đi khám nhưng nếu bạn không xác định được mình đã mang thai bao lâu thì tốt nhất nên nhịn ăn trước để không ảnh hướng đến kết quả khám. Bên cạnh đó hãy uống nước nhiều và nhịn tiểu để hình ảnh siêu âm được rõ nét và dễ dàng xác định kết quả hơn.

Đi khám thai định kỳ để biết tình trạng sức khỏe thai nhi

Đi khám thai định kỳ để biết tình trạng sức khỏe thai nhi

4. Một số câu hỏi thường gặp của các mẹ bầu khi thai 5 tuần tuổi

Tại sao thai nhi được 5 tuần chưa có phôi thai?

Trường hợp thai được 4 – 5 tuần mà chưa có phôi và noãn hoàng là hợp lý nhưng cần theo dõi thêm để kết luận được thai nhi đã vào tử cung an toàn chưa.

Những biểu hiện khi mang thai tuần thứ 5 là gì?

Những thay đổi của cơ thể người mẹ vào tuần thứ 5 gồm có thay đổi vị giác, khứu giác, thay đổi ở tuyến vú. Mẹ bầu gặp các triệu chứng như chướng bụng đầy hơi, đau nhẹ vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần, buồn nôn, nhạy mùi,..

Thai 5 tuần 5 ngày kích thước bao nhiêu?

Kích thước của thai nhi tuần thứ 5 là khoảng 6mm, bằng hạt đậu.

Bầu 5 tuần không nên làm gì?

Những kiêng kỵ khi mang thai 5 tuần tuổi để đảm bảo cho mẹ bầu và thai nhi được an toàn cho cả mẹ và bé mà các bà bầu cần lưu ý đó là:

  • Hạn chế tiếp xúc và sử dụng hoá chất độc hại
  • Không dùng nước hoa và nước có cồn xịt vào cơ thể cũng như hạn chế sử dụng mỹ phẩm.
  • Không bê vác vật gì trước bụng và không khuân vác đồ nặng
  • Cần đi đứng cẩn thận, tránh té ngã sẽ rất nguy hiểm.
  • Mẹ bầu không được sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
  • Không tự ý xông hơi hay xông lá tắm

Bà bầu cần cẩn thận trong những tháng đầu thai kỳ

Bà bầu cần cẩn thận trong những tháng đầu thai kỳ

5. Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 5?

Trong giai đoạn thai 5 tuần, nếu không có dấu hiệu gì khác biệt là tình trạng không nguy hiểm, thế nên các mẹ không cần quá lo lắng. Các bà bầu cần lưu ý một số điều trong giai đoạn này để thai nhi có thể phát triển khoẻ mạnh. Cụ thể:

Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Khi thai nhi được 5 tuần thì cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để thai phát triển tốt nhất. Các mẹ bầu có thể bổ sung dinh dưỡng theo gợi ý của các chuyên gia dinh dưỡng bao gồm 4 nhóm thực phẩm chính như:

  • Nhóm chất béo: Lạc, dầu, mỡ
  • Nhóm chất đạm: Thịt, cá tôm,
  • Nhóm chất tinh bột: Khoai, ngô, lúa mì,..
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Gồm các loại rau xanh, các loại đậu và hạt, sắt, canxi, axit folic,…

Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần uống nhiều nước hàng ngày và tránh những thực phẩm gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như:

  • Bia, rượu, chè, nước ngọt có gas hoặc đồ uống có nhiều caffeine
  • Các thực phẩm làm sẵn, đóng hộp, cá hộp xúc xích, thịt nguội
  • Các thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối
  • Các thực phẩm chưa được tiệt trùng hoặc nấu chín

Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bà bầu với đa dạng thực phẩm

Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bà bầu với đa dạng thực phẩm

Nghỉ ngơi điều độ

Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu phải chịu nhiều áp lực dưới sự phát triển của thai nhi. Vì thế để năng lượng được phục hồi mỗi ngày, các bà bầu cần có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Mỗi đêm bà bầu nên ngủ từ 7 – 9 tiếng và 30 – 60 phút vào buổi trưa. Trong thời gian đầu của thai kỳ cần ngủ nhiều hơn để thích ứng với sự thay đổi của nội tiết khi mang thai.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Trong giai đoạn mang thai, các bà mẹ có thể tập những bài yoga cho bà bầu, đi bộ,..để giúp thai nhi khoẻ mạnh đồng thời cơ thể người mẹ cũng có sự dẻo dai khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng đau lưng, cảm cúm. Các mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để lựa chọn bài tập phù hợp và đảm bảo an toàn.

Vệ sinh răng miệng

Sự thay đổi về nồng độ hormone trong cơ thể là nguyên nhân làm cho mẹ bầu dễ bị viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng,..Hơn nữa, khi mang thai bà bầu sẽ ăn uống nhiều và thường xuyên ốm nghén làm cho quá trình vệ sinh răng miệng của mẹ bầu khó làm sạch hoàn toàn, khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công. Nếu có các dấu hiệu ngả màu hoặc chảy máu chân răng thì mẹ bầu nên thăm khám với bác sĩ nha khoa.

Khám thai định kỳ: Mẹ bầu cần ghi nhớ những mốc thời gian khám thai để kiểm tra và theo dõi sức khoẻ cho hai mẹ con một cách tốt nhất.

6. Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu 5 tuần

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Mẹ bầu cần bổ sung vitamin qua nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Liều lượng cụ thể khuyến cáo của các loại vitamin và khoáng chất cho bà bầu của tuần thứ 5 như sau:

  • Acid folic: nhu cầu acid folic trong thai kỳ là 0,4mg/ngày. Nếu thai phụ đã có tiền sử sinh em bé có dị tật thì cần tăng lượng acid folic lên theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sắt: Nhu cầu là 30 – 60mg/ngày, gấp đôi nhu cầu sắt của người bình thường
  • Canxi: 1000 – 1500mg/ngày, nhiều hơn 40% nhu cầu của người bình thường
  • DHA: 200 – 300mg DHA/ngày
  • Vitamin A: 800 mcg RE/ngày
  • Iod: 220 mcg/ngày
  • Magie: 400 mcg/ngày

Dinh dưỡng cho mẹ bầu cần thường xuyên bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết. Những thực phẩm tốt gồm có yến mạch, bánh mì đen, trái cây sấy khô, các loại hạt, các loại hải sản và thịt, sữa và chế phẩm từ sữa, rau xanh và trái cây tươi.

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi hợp lý

Khám thai đúng lịch định kỳ

Bên cạnh việc khám thai định kỳ, đúng lịch ở những mốc quan trọng, mẹ bầu còn cần thăm khám khi gặp những dấu hiệu đau bất thường, đau bụng âm ỉ, dịch hồng xuất hiện ở âm đạo,…các nguy cơ sảy thai này có thể do mang thai ngoài tử cung hoặc thai chết lưu.

Bà bầu cần kiểm tra thai khi có những dấu hiệu bất thường

Bà bầu cần kiểm tra thai khi có những dấu hiệu bất thường

Như vậy, Khám sản phụ khoa Hà Nội vừa giúp mẹ bầu giải đáp vấn đề thai 5 tuần bụng đã to chưa cùng những lưu ý khi chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Hy vọng những kiến thức kiến thức sản khoa giúp ích cho bạn trong quá trình mang thai. Nếu bạn muốn đặt lịch khám thai tại các bệnh viện, phòng khám chất lượng, bạn gọi số 1900.3367, để đuọcc hỗ trợ nhanh chóng.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *