[Giải đáp]: Bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không?

[Giải đáp]: Bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không?

Mẹ trong thai kỳ luôn được chăm sóc ở chế độ dinh dưỡng đặc biệt, có rất nhiều thực phẩm được cho là kho dinh dưỡng dồi dào thích hợp với mẹ bầu và trong đó phải kể đến khoai lang. Cùng Khám sản phụ khoa Hà Nội giải đáp câu hỏi: Bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không?, đồng thời tìm hiểu giá trị dinh dưỡng mà khoai lang đem đến cho sức khỏe mẹ nhé!

1. Bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không?

Bà bầu ăn khoai lang được không, hay mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không? Hoàn toàn mẹ có thể ăn được nhé! Trong thời gian đầu mang thai, tức là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, khẩu phần ăn uống như thế nào để đảm bảo được đủ dinh dưỡng của cả hai mẹ con là một điều hết sức quan trọng vì đây là nguồn bảo vệ cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, giúp bé phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. 

Khoai lang được lựa chọn vào danh sách những món ăn dành cho mẹ bầu bởi thực phẩm này giúp mẹ bầu bổ sung được nguồn chất đạm, đặc biệt là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Với vô vàn phương pháp chế biến khác nhau như luộc, nướng, chiên, hấp thì khoai lang có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, phong phú và cực hấp dẫn, được nhiều mẹ bầu ưa chuộng.

Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không? Ăn bao nhiêu là đúng là đủ?
Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không? Ăn bao nhiêu là đúng là đủ?

Bảng giá trị dinh dưỡng có trong 100 gram khoai lang gồm có các chất sau:

Thành phần dinh dưỡngHàm lượng các chất dinh dưỡng
Protein0,91gr
Carbohydrate16,36gr
Đường glucose, fructose3,64gr
Chất xơ2,7gr.
Canxi24mg
Natri 64mg
Sắt0,5mg
Một số loại vitamin A (ở dạng beta – carotene), vitamin B5, vitamin B6, vitamin C, vitamin E…và các chất chống oxy hóa.
Bà bầu có ăn được khoai lang không? 
Bà bầu có ăn được khoai lang không?

Tìm hiểu: Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không

2. Lợi ích của khoai lang với mẹ bầu 3 tháng đầu ăn

Có thể thấy được, câu trả lời dành cho thắc mắc “Bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không?” là hoàn toàn được. Dưới đây là 5 lợi ích nổi bật mà khoai lang đem lại cho mẹ bầu khi thêm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.

Giảm thiểu ốm nghén của mẹ bầu

Đối với giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, thường xuyên diễn ra triệu chứng ốm nghén, quấy rầy sức khỏe của mẹ bầu. Sử dụng khoai lang sẽ giúp mẹ khắc phục được tình trạng này. Phần củ và rau khoai lang mang hương vị thơm ngon, dễ ăn, dễ hấp thụ dưỡng chất, kích thích vị giác và giảm thiểu chứng đầy bụng, khó tiêu nên mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm đưa vào thực đơn để sử dụng trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Sử dụng khoai lang để khắc phục tình trạng ốm nghén ngay trong tam cá nguyệt đầu tiên 
Sử dụng khoai lang để khắc phục tình trạng ốm nghén ngay trong tam cá nguyệt đầu tiên

Phòng ngừa táo bón ở mẹ bầu

Táo bón thai kỳ là một triệu chứng mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải và khoai lang sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề này vô cùng hiệu quả. Mỗi ngày ăn khoai lang tương đương với việc mẹ đã cung cấp cho cơ thể lượng chất xơ và axit amin thiết yếu có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, nhuận tràng, đồng thời đào thải độc tố và đánh bay chứng táo bón.

Tăng sức đề kháng cho mẹ và bé

Sự thay đổi thất thường của thời tiết, khí hậu khiến cho sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm, dễ mắc phải các bệnh. Việc bổ sung khoai lang vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cơ thể tăng cường lượng vitamin C, sắt, vitamin D và nhiều dưỡng chất khác giúp cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. 

Bên cạnh đó, khoai lang giàu hàm lượng beta-carotene, hoạt chất này được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, sản sinh ra các tế bào bạch cầu chống lại các virus gây bệnh, đồng thời tăng cường sức đề kháng của mẹ.

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang để tăng cường sức đề kháng bằng việc cung cấp cho cơ thể dồi dào hàm lượng vitamin C, sắt, vitamin D và nhiều dưỡng chất khác 
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang để tăng cường sức đề kháng bằng việc cung cấp cho cơ thể dồi dào hàm lượng vitamin C, sắt, vitamin D và nhiều dưỡng chất khác

Giúp thai nhi phát triển chiều cao tốt

Có thể nói khoai lang là một loại thực phẩm giàu canxi. Trung bình, một củ khoai lang tươi cung cấp đến 55 mg canxi. Vì vậy, có thể nói khoai lang là nguồn cung cấp canxi dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao và thể chất của bé, tránh các dị tật về xương sau này.

Ở khoai lang thì canxi cũng chiếm một lượng khá lớn. Trung bình, một củ khoai lang tươi sẽ cung cấp đến 55 mg canxi. Do vậy, khoai lang là nguồn thực phẩm cung cấp canxi dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao cũng như thể chất của bé, phòng các dị tật về xương sau này.

Giúp thai nhi tăng cân, giảm nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai

Mỗi ngày ăn khoai lang mẹ bầu được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ như tinh bột, protein, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất khác. Vì vậy, thai nhi trong bụng sẽ được nuôi dưỡng toàn diện, có cân nặng đạt mức tiêu chuẩn.

Đặc biệt, thành phần vitamin B6 trong khoai lang còn có nhiệm vụ thúc đẩy sự hình thành tế bào máu, giúp thai nhi tránh gặp phải nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai.

Sử dụng khoai lang trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp thai nhi được nuôi dưỡng toàn diện và có được cân nặng đạt chuẩn theo từng mốc phát triển
Sử dụng khoai lang trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp thai nhi được nuôi dưỡng toàn diện và có được cân nặng đạt chuẩn theo từng mốc phát triển

Mẹ đọc thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn cà rốt được không? Cần lưu ý gì

3. Bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang bao nhiêu thì tốt, ăn nhiều có sao không?

Bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang bao nhiêu thì tốt?

Thành phần tinh bột có nhiều trong khoai lang nhưng đều là những loại tinh bột dễ tiêu hóa. Đặc biệt, hầu như khoai lang sẽ không chứa chất béo. Mẹ bầu ăn ở mức vừa phải sẽ không phải lo lắng việc bị tăng cân hay béo phì.

Cho dù là loại thực phẩm tốt đến đâu thì khi dung nạp vào cơ thể thì mẹ cũng nên tuân theo liều lượng hợp lý. Khoai lang thì mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên ăn 1 củ, khoảng tầm 250g trở lại, tránh việc ăn quá nhiều gây thừa chất cho em bé trong bụng mẹ.

Mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên ăn khoảng 250 gram khoai lang trở lại
Mẹ bầu 3 tháng đầu chỉ nên ăn khoảng 250 gram khoai lang trở lại

Bầu ăn khoai lang sao cho đúng?

Thời điểm thích hợp để ăn khoai lang nên vào bữa sáng và bữa trưa. Nguyên nhân do lượng canxi trong khoai lang cần phải mất đến 4 – 5 giờ để cơ thể có thể hấp thụ được hết. Ăn vào thời điểm trước bữa tối sẽ tiêu hóa hết được toàn bộ lượng canxi mà không ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng mà bạn nạp vào từ các thực phẩm khác.

Ngoài ra, ăn khoai lang buổi tối dễ dẫn đến tình trạng trào ngược axit dạ dày, đặc biệt đối với trường hợp những mẹ bầu có khả năng hấp thụ thức ăn ở dạ dày và ruột kém. Đặc biệt, sự trao đổi chất vào ban đêm thường thấp, bởi vậy khi ăn khoai lang vào buổi tối cơ thể rất khó tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, khó ngủ vào ban đêm. Do vậy, mẹ bầu có thể duy trì thói quen ăn khoai lang vào bữa sáng và bữa trưa để có thể nhận được những lợi ích đem lại từ khoai lang. 

Thời điểm hợp lý để mẹ ăn khoai lang là vào bữa sáng và bữa trưa
Thời điểm hợp lý để mẹ ăn khoai lang là vào bữa sáng và bữa trưa

Khi ăn khoai lang, mẹ nên luộc hoặc nướng chín, tránh ăn khoai còn sống vì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, điển hình là xuất hiện tình trạng ợ nóng, ợ hơi. Hạn chế sử dụng cách chế biến là chiên, xào, bởi 2 phương pháp này sẽ khiến protein trong khoai lang khi kết hợp với dầu mỡ sẽ trở thành chất khó tiêu, đầy bụng. Bên cạnh đó có thể ăn kèm với các thực phẩm khác như sữa nguyên kem, sữa chua, bổ sung thêm một chút hạt, ngũ cốc, trái cây tươi, rau xanh để có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh.

Tác dụng phụ nếu mẹ bầu ăn quá nhiều khoai lang 

Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều khoai lang trong thai kỳ, sức khỏe mẹ có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ như sau:

  • Cân nặng tăng nhanh và dễ gây tiểu đường thai kỳ: Hàm lượng tinh bột trong khoai lang có định lượng khá cao, nếu ăn quá nhiều thì có thể dẫn đến nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và tăng cân mất kiểm soát.
  • Dễ bị đau dạ dày: Mannitol – một loại đường đặc biệt có trong khoai lang có thể gây nên cơn đau dạ dày ở mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm. Không những vậy, chất này còn có thể dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy.
  • Nguy cơ cao gây sỏi thận: Khoai lang chứa nhiều chất oxalat, đây là nguyên nhân gây ra sỏi thận.
  • Dễ gây ngộ độc vitamin A: Tình trạng này khiến thai nhi có thể mắc phải các dị tật về thể chất và tổn thương gan. Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thậm chí là thai chết lưu ở mẹ bầu.

Tham khảo: Bầu 3 tháng đầu ăn ốc được không? 2 Lưu ý quan trọng

4. Lưu ý khi ăn khoai lang đối với mẹ bầu

Chỉ số đường huyết của mẹ bị ảnh hưởng lớn bởi cách ăn khoai lang nên mẹ cần có phương pháp chế biến và sử dụng đúng để không làm bệnh tiểu đường thai kỳ chuyển biến nặng. Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không? Hoàn toàn được nhưng mẹ hãy tuân thủ những lưu ý sau:

  • Không nên ăn khoai lang luộc  hoặc hấp mà nên ăn nướng hoặc chiên cả vỏ với lượng vừa phải đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
  • Thời điểm mẹ bầu ăn khoai lang thích hợp là vào buổi trưa bởi lượng canxi trong khoai lang cần đến  4 – 5 tiếng mới hấp thụ vào cơ thể và ánh sáng mặt trời buổi chiều cũng có tác dụng giúp hấp thụ canxi.
  • Ăn với lượng vừa  phải theo hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa để giúp phát huy tối đa tác dụng của thực phẩm này, chỉ số đường trong máu cũng không bị tăng ở ngưỡng quá cao.
  • Khoai lang trắng sẽ là lựa chọn thích hợp thay vì khoai lang tím hoặc vàng bởi loại khoai trắng sẽ có hàm lượng cholesterol thấp nhất trong tất cả các loại khoai lang.
  • Không nên kết hợp sử dụng khoai lang cùng với dưa muối hay củ cải muối, bởi khi kết hợp với những thực phẩm có vị chua sẽ sản sinh ra axit, gây khó chịu cho dạ dày.
Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không? Được nhưng cần tuân thủ những lưu ý khi ăn loại thực phẩm này
Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không? Được nhưng cần tuân thủ những lưu ý khi ăn loại thực phẩm này

Tìm hiểu thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không

5. Một số thắc mắc của mẹ bầu khi ăn khoai lang

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ ăn khoai lang được không?

Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn được khoai lang. Nguyên tắc khi ăn uống của mẹ khi mắc tiểu đường thai kỳ là nên hạn chế tiêu thụ chất ngọt và tinh bột, nên ăn nhiều thực phẩm bổ âm giải nhiệt như là mộc nhĩ trắng, bách hợp do cơ thể thuộc loại âm hư. Do khoai lang có chứa nhiều tinh bột và vị ngọt nên thường bị các mẹ loại ra khỏi danh sách thực đơn ăn uống của mình.

Nhưng theo kết quả nghiên cứu thì khi được nấu chín vừa phải thì chỉ số đường huyết của khoai lang sẽ là 54% trong khi đó gạo trắng là 83%. Do vậy, việc ăn khoai lang sẽ giúp cơ thể mẹ kiểm soát và ngăn ngừa tăng đường huyết.

Hơn thế nữa, ăn khoai lang còn giúp lọc sạch máu, tăng cường thị lực, kiểm soát nhịp tim, cải thiện xương cốt nhờ canxi và ion cho mẹ. Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn khoai lang được.

Đối với trường hợp mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn được khoai lang
Đối với trường hợp mẹ bầu tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể ăn được khoai lang

Bà bầu ăn khoai lang sấy được không?

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn khoai lang sấy. Vị ngọt ngọt, giòn giòn từ những miếng khoai lang sấy chính là món ăn vặt hữu ích cho mẹ bầu. Đặc biệt nếu có lò nướng và khéo tay, mẹ có thể tự làm khoai lang chip vì sẽ ít chứa natri và chất béo hơn so với khoai lang sấy mua sẵn. Thêm vào đó, cơ thể mẹ bầu còn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ khoai lang như kali, chất xơ, vitamin A, vitamin C và vitamin B6.

Hy vọng rằng thông qua bài viết của Khám sản phụ khoa Hà Nội, mẹ đã trả lời được thắc mắc mẹ bầu 3 tháng đầu ăn khoai lang được không và 5 lợi ích tuyệt vời mà khoai lang đem đến cho sức khỏe. Ngoài ra, mẹ có thể nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có một thực đơn ăn uống cho hành trình mang thai an toàn. Tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích trong thai kỳ tại chuyên mục Sản khoa nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *