Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không? Cần lưu ý gì?

Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không? Cần lưu ý gì?

Theo truyền miệng trong dân gian, ăn trứng ngỗng trong khi mang thai sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh. Liệu rằng bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Khám sản phụ khoa Hà Nội sẽ giải đáp cho mẹ bầu về vấn đề này cùng những thắc mắc liên quan đến trứng ngỗng.

1. Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?

Trong quan niệm của không ít người thì mẹ bầu ăn trứng ngỗng trong 3 tháng đầu sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, thông minh. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?’’ Bầu ăn trứng ngỗng được không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ. Đáp án cho câu hỏi này là Nên hạn chế, hoặc kiêng được thì tốt. 

Bởi, thời kỳ 3 tháng đầu khi mang thai chính là giai đoạn phức tạp và quan trọng đối với mẹ và bé. Vì đây là thời điểm thai nhi mới bắt đầu hình thành nên còn rất yếu. Do vậy, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu 3 tháng đầu đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này nên cần được quan tâm hơn.

Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không?

Ngoài ra, trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ xuất hiện tình trạng ốm nghén khiến cho việc ăn uống của mẹ bầu trở nên khó khăn. Đồng thời trứng ngỗng là món ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể gây ra các triệu chứng như khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Vì vậy mà mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế đưa trứng ngỗng vào thực đơn trong khoảng thời gian này.

Xem thêm: bầu 3 tháng đầu uống hạt é được không

Bầu mấy tháng ăn trứng ngỗng thì tốt?

Mẹ bầu có thể ăn trứng ngỗng khi đã qua tam cá nguyệt thứ hai tức là khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kỳ (bầu từ tháng thứ 4 trở đi). Tại thời điểm này thai nhi đã phát triển ổn định hơn so với thời kỳ đầu, cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển và cơ thể mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, không còn bị hành hạ bởi những cơ ốm nghén khó chịu nên tránh được tình trạng nôn ói khi ăn trứng ngỗng.

Mẹ bầu ăn trứng ngỗng khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ)
Mẹ bầu ăn trứng ngỗng khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ)

Mẹ xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn gà ủ muối được không

2. Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng với bà bầu

Sau khi tìm hiểu về bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không thì chị em cần biết thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram trứng ngỗng bao gồm một số dưỡng chất dưới đây:

Dưỡng chấtHàm lượng
Calo 185 (kcal)
Protein13 g 
Tổng số chất béo13,27g
Chất béo bão hòa3,6 g
Chất béo không bão hòa đa1,67 g
Chất béo không bão hòa đơn5,75 g
Cholesterol852 mg
Carbohydrate1,35 g
Chất xơ0 g
Đường0,94 g
Chất đạm 13,87 g
Vitamin C 0 mg
Vitamin B6 0,24 mg
Vitamin B12 5.1 µg
Vitamin D 1.7 µg
Vitamin E 1,29 mg
Vitamin B1 0,15 mg
Vitamin B2 0,3 mg
Vitamin PP 0,1 mg
Vitamin A 360 µg
Phốt pho  210 mg
Canxi 60 µg
Sắt 3,64 mg
Magiê 16 mg
Kẽm 1,33 mg
Trứng ngỗng có kích thước gấp 3 lần trứng gà nhưng hàm lượng dinh dưỡng có nhiều điểm khác nhau
Trứng ngỗng có kích thước gấp 3 lần trứng gà nhưng hàm lượng dinh dưỡng có nhiều điểm khác nhau

Hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất có trong trứng ngỗng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe người mẹ và sự phát triển từng ngày của thai nhi.

Với thành phần dinh dưỡng của mình thì dưới đây là 4 tác dụng tích cực khi mẹ bầu ăn trứng ngỗng:

Ăn trứng ngỗng giúp mẹ bầu tăng cường trí nhớ cho mẹ bầu

Mẹ bầu sẽ phải trải qua nhiều triệu chứng khó chịu và mệt mỏi khi mang thai do sự thay đổi ở thể chất hoặc ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, môi trường xung quanh nên có thể hay nổi giận, trí nhớ suy giảm. Lúc này, mẹ bầu có thể ăn sáng với trứng ngỗng luộc hoặc hấp sẽ cải thiện trí nhớ đáng kể. Đây cũng chính là một trong các câu trả lời cho thắc mắc về ‘Bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không’.

Cải thiện đáng kể tình trạng suy giảm trí nhớ khi thêm trứng ngỗng vào thực đơn
Cải thiện đáng kể tình trạng suy giảm trí nhớ khi thêm trứng ngỗng vào thực đơn

Mẹ bầu ăn trứng ngỗng giúp ngăn ngừa cảm lạnh

Những ngày thời tiết có dấu hiệu thay đổi thất thường thì mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy cơ thể không được thoải mái, dễ bị cảm lạnh.Do đó, bổ sung trứng ngỗng vào thực đơn hằng ngày là biện pháp giúp mẹ bầu cung cấp nguồn năng lượng cũng như gia tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ cảm lạnh.

Ăn trứng ngỗng là biện pháp cải thiện sức đề kháng phòng ngừa cảm lạnh
Ăn trứng ngỗng là biện pháp cải thiện sức đề kháng phòng ngừa cảm lạnh

Bà bầu ăn trứng ngỗng giúp bổ máu

Thành phần chất dinh dưỡng sắt có trong trứng ngỗng là nguyên tố quan trọng giúp cho mẹ bầu bổ sung được lượng máu cần thiết để phòng ngừa hội chứng thiếu máu do thiếu sắt thường xuất hiện vào thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ.

Hạn chế gặp phải tình trạng thiếu máu thiếu sắt khi ăn trứng ngỗng
Hạn chế gặp phải tình trạng thiếu máu thiếu sắt khi ăn trứng ngỗng

Trứng ngỗng giúp hỗ trợ làm đẹp da cho mẹ bầu

Trứng ngỗng cũng có đặc điểm tương tự như trứng gà, mẹ bầu có thể tận dụng lòng trắng để làm mặt nạ dưỡng da. Bởi trong trứng ngỗng chứa thành phần albumin, có công dụng tăng độ đàn hồi, trẻ hóa và hỗ trợ điều trị vấn đề kém sắc của da như sạm, nám, mụn,…

Trứng ngỗng hỗ trợ trẻ hóa làn da cho mẹ bầu khi mang thai
Trứng ngỗng hỗ trợ trẻ hóa làn da cho mẹ bầu khi mang thai

Mẹ tham khảo: Bầu 3 tháng đầu ăn thịt chó được không

3. Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu thì tốt? 

Ngày xưa, các cụ niệm rằng “trai 7 gái 9” nghĩa là mẹ bầu con trai cần ăn 7 quả trứng ngỗng trong thai kỳ còn nếu bầu gái thì ăn 9 quả trứng ngỗng trong thai kỳ. Liệu con số theo quan niệm xưa là thừa hay thiếu?

Như đã nói ở trên, trứng ngỗng là nguồn thực phẩm tốt nhưng hãy chỉ coi nó như một phần trong chế độ dinh dưỡng, không nên quá lạm dụng và cũng không cần tự ép bản thân phải ăn. Do kích thước của trứng ngỗng rất lớn, to gấp 3 lần so với trứng gà nên tốt nhất mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả hoặc tối đa là 2 quả trong 1 tuần. 

Tuy nhiên, hàm lượng lipid và cholesterol của trứng ngỗng cao, khi ăn nhiều sẽ gây đến các ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch kèm theo tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ,…

Ăn trứng ngỗng có thể khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị béo phì, tim mạch, cao huyết áp,…
Ăn trứng ngỗng có thể khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị béo phì, tim mạch, cao huyết áp,…

Tìm hiểu thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn gà ác được không

4. Lưu ý khi ăn trứng ngỗng với mẹ bầu 

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu ăn trứng ngỗng để tránh có những ảnh hưởng đến sức khỏe:

Không kết hợp trứng ngỗng với các thực phẩm như:

  • Sữa động vật: Do trong trứng ngỗng rất giàu protein, có thể ức chế cơ thể tiêu hóa lactose trong sữa động vật. Nếu mẹ bầu ăn trứng ngỗng kèm uống thêm sữa tươi sẽ xuất hiện tình trạng khó tiêu, chướng bụng, nôn mửa.
  • Nước trà: Hàm lượng axit lớn có trong nước trà kết hợp với protein của trứng ngỗng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của ruột non khiến cho mẹ bầu gặp tình trạng táo bón. Chính vì vậy, mẹ bầu cần tránh ăn trứng ngỗng và uống trà cùng một lúc để ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra.
  • Tuyệt đối không nên ăn kèm trứng ngỗng với các loại thực phẩm khác như: Tỏi, quả hồng, thịt thỏ, thịt rùa, đậu nành, đường…

Bên cạnh đó, trứng ngỗng do được đẻ ở những nơi ẩm ướt nên thường dễ bị ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, cần chú ý lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, không ăn trứng đã để lâu để bảo vệ sức khỏe.

Đồng thời, mẹ bầu nên lưu ý bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng khác để tốt cho mẹ và bé, thay vì chỉ cung cấp một nguồn dinh dưỡng cố định. 

Mẹ bầu nên đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể
Mẹ bầu nên đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể

Ngoài ra, trứng ngỗng thông thường người ta nuôi để lấy thịt nên khó kiếm hơn so với trứng gà hoặc trứng vịt nên giá thành khá đắt đỏ. Vì vậy, mẹ bầu cũng không cần phải tìm được loại trứng này bằng được, mà thay vào đó có thể thêm nhiều chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn của mình theo mùa cùng trứng gà hoặc trứng vịt thông thường.

‘Ăn chín, uống sôi’ là vấn đề mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm đến trong suốt thai kỳ. Do vậy, chị em có thể chế biến trứng ngỗng thành nhiều món ăn khác nhau để cải thiện thực đơn bằng cách luộc, chiên, hấp, kho. Bởi, nếu ăn trứng chưa chín kỹ sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn cháo bồ câu được không

5. Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu khi ăn trứng ngỗng

Mẹ bầu ăn trứng ngỗng con thông minh hơn?

Vào thời điểm hiện tại, chưa thấy có một đánh giá hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh mối liên quan giữa việc trứng ngỗng trong quá trình mang thai sẽ thúc đẩy sự phát triển tốt của thai nhi trong bụng mẹ cũng như tác dụng làm cho trẻ sau khi sinh ra được thông minh hơn. Trên thực tế, mỗi loại thực phẩm đều mang đến giá trị dinh dưỡng khác nhau và không có thực phẩm nào chứa đủ tất cả các chất dinh dưỡng.

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng với trứng ngỗng
Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng với trứng ngỗng

Tuy nhiên, để bé có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí não, mẹ không chỉ ăn trứng ngỗng mà còn cần phải có chế độ dinh dưỡng khoa học và đúng cách, đặc biệt là giai đoạn 1.000 ngày vàng, từ khi bắt đầu mang thai đến khi con tròn 2 tuổi. 

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ bầu nên ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu (chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất), đặc biệt là bổ sung tăng cường các thực phẩm giàu DHA, cholin, acid béo, acid folic,… cần cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Thay vì coi trứng ngỗng là thực phẩm có thể giúp bé thông minh, các bà mẹ chỉ nên coi đây là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ. Ngoài chế độ dinh dưỡng thì giáo dục cũng góp phần nâng cao trí thông minh cho trẻ.

Trứng ngỗng là một trong những thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng khá đa dạng
Trứng ngỗng là một trong những thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng khá đa dạng

Tham khảo thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn lòng lợn được không

Bà bầu có nên ăn trứng sống không?

Khi mang thai, các bà mẹ không nên ăn trứng sống. Do trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella gây hại. Vi khuẩn này không chỉ được tìm thấy trên vỏ trứng mà còn ở bên trong trứng. Khi ăn trứng đã bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Đối với chị em phụ nữ mang thai, salmonella có thể gây một số triệu chứng dẫn đến sinh non, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy, cách tốt nhất để tránh mối đe dọa về sức khỏe này là hãy luôn luộc hoặc chế biến kỹ càng trước khi ăn chúng.

Ăn trứng sống hoặc chưa nấu chín có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc mang các sinh vật gây bệnh như vi khuẩn samonella
Ăn trứng sống hoặc chưa nấu chín có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc mang các sinh vật gây bệnh như vi khuẩn samonella

Bài viết trên đây của Khám sản phụ khoa Hà Nội hy vọng đã giúp cho chị em hiểu rõ hơn về vấn đề bầu 3 tháng đầu ăn trứng ngỗng được không. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, thể dục hàng ngày, để tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, mẹ bầu cũng cần khám thai định kỳ với bác sĩ khoa sản, để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. 

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *