Bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng được không?

Trong thai kỳ, bất kỳ thực phẩm nào được đưa vào thực đơn của bà bầu thì đều cần phải tìm hiểu xem nó có gây hại gì đến sức khỏe của mẹ và bé hay không. Vậy lòng heo thì sao? Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng được không? Bà bầu ăn cháo lòng có làm sao không? Tham khảo bài viết dưới đây để biết điều này nhé!

1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng được không?

Hiện nay vẫn xuất hiện 2 luồng ý kiến về việc bầu ăn cháo lòng được không? Một bên cho rằng ăn cháo lòng sẽ cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng dồi dào. Do món ăn này có thể bổ sung hàm lượng sắt, kẽm, đạm và cải thiện thị lực. Còn theo y học cổ truyền thì bao tử heo có thể chữa được triệu chứng mệt mỏi, bổ thận và hỗ trợ tăng cường sinh lực cho lá lách và dạ dày. Dạ dày heo có thể chữa bệnh thiếu khí và huyết, tỳ vị hư nhược. 

Bên cạnh đó, một ý kiến khác lại cho rằng nội tạng là phần “độc” nhất của con lợn. Nguyên nhân do hiện nay gia súc thường được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, thậm chí có loại còn được nuôi bằng hoocmon rất nhiều sẽ gây nên các chất độc hại lắng đọng trên gan lợn. Ăn vào là hoàn toàn không tốt cho cơ thể, đặc biệt đối với mẹ bầu.

Liệu rằng Bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng được không?
Liệu rằng Bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng được không?

Vậy, tóm lại thì liệu rằng bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng được không? Để tránh được nguy cơ nạp phải những chất độc từ gan lợn vào cơ thể mà vẫn có thể hấp thụ được những dinh dưỡng tốt từ lòng lợn thì mẹ bầu chỉ nên ăn lòng heo đảm bảo chất lượng và ăn ở mức độ vừa phải. Cụ thể về cách chọn lòng heo, lượng cháo lòng và lưu ý khi mẹ bầu ăn sẽ được trình bày ở những phần tiếp theo.

Mẹ xem thêm: Bầu uống hạt é được không

2. Thành phần dinh dưỡng và lợi ích khi ăn cháo lòng 

Bầu 3 tháng ăn cháo lòng được không? Cháo lòng được nấu từ lòng heo cùng gạ. Theo ước tính, lòng heo chứa một số dưỡng chất sau:

Dưỡng chấtHàm lượng
Calories175
Chất đạm27 gram
Vitamin B121,386% RDI*
Đồng730% RDI
Vitamin A522% RDI
Riboflavin201% RDI
Niacin87% RDI
Vitamin B651% RDI
Selenium47% RDI
Kẽm35% RDI
Sắt34% RDI
(*) RDI: Khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo

Ngoài ra, lòng heo còn chứa thành phần các chất như sắt, kali, magie, phốt pho, kẽm, niacin, choline. Món ăn này đặc biệt giàu lượng selen – một khoáng chất cần thiết cho hệ thống phòng thủ, miễn dịch và đề kháng của cơ thể.

Cháo lòng cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất như sắt, kali, magie, phốt pho, kẽm, niacin, choline,…
Cháo lòng cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất như sắt, kali, magie, phốt pho, kẽm, niacin, choline,…

Hơn nữa, lòng lợn là một loại nội tạng động vật có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Khi tiêu thụ với lượng vừa phải, thực phẩm này có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe tiềm năng cho cơ thể như sau:

  • Hỗ trợ cơ và xương: Lượng protein giàu trong lòng heo sẽ giúp cơ thể sửa chữa những mô bị hư hỏng và xây dựng khối cơ bắp.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Món ăn này chứa dồi dào thành phần vitamin B12 hỗ trợ ngăn ngừa xảy ra tình trạng thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi.
  • Duy trì cân nặng và sức khỏe não, gan, cơ: Lòng lợn là cung cấp nguồn choline, khi ăn sẽ là chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe của não, cơ và gan mà cơ thể mẹ bầu hấp thụ chưa đủ mỗi ngày.

Tham khảo: Bầu 3 tháng đầu ăn ngò rí được không

3. Nguy cơ xảy ra khi bà bầu đầu ăn nhiều cháo lòng 

Bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng được không? Theo các chuyên gia y tế, khi ăn quá nhiều loại thực phẩm này sẽ gây đến ảnh hưởng không tốt cho cơ thể, đặc biệt là mẹ bầu. Ăn cháo lòng hoặc sử dụng thịt nội tạng động vật nhiều, mẹ bầu sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các vấn đề sau:

  • Lượng cholesterol tăng: Trong lòng heo cũng có chứa một lượng cholesterol cao, không tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Ước tính rằng với 56g thịt nội tạng sẽ cung cấp 105mg cholesterol, tương đương với 36% RDI. Theo một nghiên cứu với 9.000 người ở Hàn Quốc thì những người tiêu thụ thịt nội tạng động vật với mức độ vừa phải thì nguy cơ mắc phải bệnh tim sẽ thấp hơn so với những người thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này.
  • Nguy cơ nhiễm khuẩn: Một số người đặt ra câu hỏi liệu rằng bà bầu ăn cháo lòng được không. Cháo lòng hoặc đồ ăn chế biến từ nội tạng động vật có thể mang đến ảnh hưởng xấu cho mẹ và bé, tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh. Nguyên nhân do thịt nội tạng có thể nhiễm vi khuẩn, ấu trùng, ký sinh trùng, virus… gây bệnh cho con người.
Bên cạnh lợi ích khi ăn cháo lòng thì mẹ bầu ăn quá nhiều cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe
Bên cạnh lợi ích khi ăn cháo lòng thì mẹ bầu ăn quá nhiều cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe
  • Nhiễm độc: Khi ăn thịt nội tạng, đặc biệt là những món chưa nấu chín kỹ, có thể bị liên cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Đặc biệt là trong quá trình sơ chế, xử lý thịt nội tạng, có thể gây ô nhiễm chéo cho các thức ăn khác. Điều này gây ra nguy cơ dẫn tới tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn. Đây đều là các căn bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu.
  • Gây dư thừa vitamin: 3 tháng đầu là giai đoạn bào thai bắt đầu hình thành. Nếu mẹ bầu ăn cháo lòng có thể thể gây ngộ độc vitamin A và lượng đồng cao có thể sẽ gây dị tật bẩm sinh, nhiễm độc gan.

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn ngò gai được không

4. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng cần lưu ý gì?

– Liều lượng ăn cháo lòng

  • Chỉ thỉnh thoảng nên ăn 1 bát cháo lòng với khoảng 30 – 50 gram nội tạng. 

– Khi chế biến cháo lòng

  • Rửa kỹ phần nội tạng heo trước khi chế biến. Lòng heo cần phải được rửa sạch dưới vòi nước vài phút, sau đó ngâm với nước lạnh 30 phút. Rồi vớt ra cho vào thau nước để rửa sạch. Nếu cần ăn ngay, có thể cắt nội tạng heo thành từng miếng vừa phải, cho vào thau nước sạch và dùng tay chà nhẹ, rồi vớt ra để vào chậu kim loại hoặc nhựa rồi rửa sạch dưới dòng nước chảy.
  • Nấu chín kỹ lòng heo. Thêm vào đó, các loại nội tạng động vật như gan, ruột, phổi,… tạo nên món cháo lòng thơm ngon thường dễ bị ô nhiễm bởi nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Những bộ phận này cũng là địa điểm ký sinh chủ yếu của nhiều loại ký sinh trùng khác nhau. Do vậy, khi nấu cháo lòng, phải nấu ở mức nhiệt độ cao, nếu không sẽ khó diệt tận gốc vi trùng và ký sinh trùng. Hoặc nếu mua thực phẩm ngoài quán ăn, phải đảm bảo rằng quán ăn nấu đúng cách,đảm bảo an toàn vệ sinh.
Sơ chế nguồn nguyên liệu hoặc lựa chọn địa chỉ bán cháo lòng sạch sẽ, uy tín, đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Sơ chế nguồn nguyên liệu hoặc lựa chọn địa chỉ bán cháo lòng sạch sẽ, uy tín, đảm bảo vệ sinh thực phẩm

– Nên ăn kèm gì, và không ăn kèm gì khi ăn cháo lòng

  • Chị em có thể ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành khi ăn cháo lòng. Vì stigmasterol chứa trong thực phẩm này có cấu trúc tương tự như cholesterol nên có thể làm giảm thiểu sự hấp thụ cholesterol từ cháo lòng của cơ thể.
  • Mẹ bầu không ăn cháo lòng sau đó uống ngay viên vitamin C. Do nội tạng động vật rất giàu hàm lượng kẽm, mangan, đồng và các nguyên tố vi lượng khác. Nếu ăn vitamin C ngay thì sẽ xảy ra phản ứng hóa học. Khiến cho vitamin C bị oxy hóa tạo ra axit dehydroascorbic và mất tác dụng bình thường.
  • Mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ khác như: thịt mỡ, dầu động vật, bơ, sữa nguyên kem,… Mục đích là tránh để thành phần axit béo no trong các thực phẩm này phát huy tác dụng của cholesterol trong gan..
Không sử dụng vitamin C ngay sau khi ăn cháo lòng
Không sử dụng vitamin C ngay sau khi ăn cháo lòng

– Nên tham khảo tư vấn bác sĩ về chế độ ăn

  • Chỉ ăn cháo lòng đúng theo khuyến cáo đến từ bác sĩ, hoặc ăn ít hơn nếu chị em là người có vấn đề về sức khỏe, béo phì hoặc cao huyết áp. Tốt hơn hết, chị em nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi muốn ăn cháo lòng trong thai kỳ.

Mẹ tham khảo: Bầu 3 tháng đầu uống hạt é được không

5. Một số câu hỏi thường gặp của mẹ bầu 3 tháng đầu khi ăn cháo

Bầu 3 tháng đầu ăn cháo trai được không?

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn được cháo trai. Do món ăn từ trai giúp bổ sung canxi và đặc biệt làm giảm chứng hoa mắt, chóng mặt và thiếu máu. Đặc biệt, khi bà bầu ăn cháo trai còn giúp hỗ trợ bổ sung kẽm – một vi chất rất quan trọng trong thai kỳ. Bởi tình trạng thiếu kẽm sẽ gây cho cơ thể nhiều rối loạn như tổn thương da, xương gãy lâu liền, giảm khả năng sinh sản…

Lưu ý khi mẹ bầu ăn cháo trai, mặc dù đây là nguồn thực phẩm dồi dào Omega-3 tốt cho thai phụ nhưng lại chứa rất nhiều thủy ngân. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên bổ sung đủ 350-400 gram mỗi tuần. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu kỹ các loại hải sản trước khi ăn, lựa chọn mua được hải sản còn tươi và vệ sinh thật cẩn thận để loại bỏ những độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn cháo trai
Bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn cháo trai

Bầu 3 tháng đầu ăn cháo hàu được không?

Bầu ăn cháo hàu khi mang thai 3 tháng đầu là hoàn toàn có thể. Do hàu là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, rất nhiều trong số đó có lợi cho thai kỳ. Đây là một nguồn tuyệt vời của axit béo omega 3, mangan, kẽm, đồng, selen, sắt và vitamin B12, vitamin D. Tất cả các thành phần này rất được khuyến khích cho chị em phụ nữ mang thai, chúng giúp cho trái tim khỏe mạnh và cũng có thể phòng chống bất kỳ triệu chứng viêm não. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên ăn nhiều bữa cháo hàu trong tuần, mà phải bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác vì hải sản vốn thường chứa những độc tố như thủy ngân, ăn nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của thai nhi.

Cháo hàu cũng là một lựa chọn thay đổi khẩu vị cho mẹ bầu trong thai kỳ
Cháo hàu cũng là một lựa chọn thay đổi khẩu vị cho mẹ bầu trong thai kỳ

Xem thêm: Bầu ăn cháo bồ câu được không

Bầu 3 tháng đầu ăn cháo lươn được không?

Bà bầu ăn cháo lươn được, không chỉ trong 3 tháng đầu mà suốt cả thai kỳ đều được.Vì trong thịt lươn có chứa nhiều thành phần chất dinh dưỡng như protein, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, hàm lượng DHA cho bà bầu còn hạn chế xảy ra các vấn đề viêm nhiễm và tăng cường trí thông minh cho em bé ngay từ trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý không sử dụng thịt lươn cùng với những thực phẩm có tính mát như dưa hấu, khổ qua,… Điều này sẽ gây đến cho bà bầu bị ngộ độc thực phẩm, đau bụng, tiêu chảy. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước khá nguy hiểm cho mẹ và bé. Và tần suất ăn cháo lươn khuyến cáo chỉ 2 bữa/tuần.

Không nên lạm dụng quá nhiều cháo lươn mà hãy ăn với lượng vừa phải
Không nên lạm dụng quá nhiều cháo lươn mà hãy ăn với lượng vừa phải

Mẹ tìm hiểu thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn sung được không

Trên đây là lời giải đáp của của Khám sản phụ khoa Hà Nội cho ai đang băn khoăn bầu 3 tháng đầu ăn cháo lòng được không. Tóm lại, mẹ bầu có thể thỉnh thoảng ăn 1 – 2 lần trong tháng với đa 50 gram nhưng cần chọn địa chỉ bán nguyên liệu hoặc quán ăn nấu cháo lòng uy tín, chất lượng. Nếu không, thì nên tránh tuyệt đối cháo lòng suốt thời kỳ mang thai.

Cùng tìm hiểu kiến thức và chia sẻ hữu ích về dinh dưỡng, sức khỏe mẹ bầu tại chuyên mục Khoa sản để cập nhật thêm nhiều kiến thức trong thai kỳ bạn nhé!

5/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *