Bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Cần lưu ý gì?

Bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Cần lưu ý gì?

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sung được không là thắc mắc của nhiều bà bầu hiện nay. Khi mang bầu, người mẹ cần ăn uống đủ chất để tốt cho cơ thể mẹ và cả thai nhi. Vậy khi mang bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Cùng Khám sản phụ khoa Hà Nội tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bầu 3 tháng đầu ăn sung được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Câu trả lời là có, mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể ăn quả sung khi thèm. 

Quả sung, cả tươi và khô, chứa nhiều khoáng chất, canxi, sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng cho thai kỳ. Việc ăn quả sung giúp cải thiện triệu chứng ốm nghén, bổ sung vitamin B1, B2, vitamin A và các khoáng chất khác. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn quá nhiều để tránh gây hại cho gan, ruột và gây chướng bụng. 

Bầu 3 tháng đầu ăn sung được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn sung được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần trong 50gr quả sung gồm các chất dinh dưỡng như sau:

Thành phần có trong quả sungHàm lượng 
Calo30 – 37 kcal
Chất xơ1.45 g
Vitamin B60.06mg
Kali116mg
Natri0.4mg
Mangan0.06mg
Đồng0.03mg
Axit pantothenic0.15mg
Protein0.38g
Carbohydrate9.95g
Chất béo (Omega 3)0.15g
Đường1.13g

Mặc dù giá trị dinh dưỡng của quả sung đều tương đương nhau, nhưng do quả sung ta có hương vị khá chát, nhiều bà bầu thường ưa chuộng sung Mỹ hoặc sung Nhật khi mang thai. Sung Mỹ có vị ngọt thanh, mùi thơm đặc trưng và nhiều nước, trong khi sung Nhật có vị ngọt, thanh mát và mùi thơm dịu. Bên cạnh hương vị hấp dẫn, cả hai loại sung đều được coi là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của bà bầu.

Mẹ tìm hiểu thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không

2. 10 lợi ích của quả sung với mẹ bầu 3 tháng đầu và thai nhi

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sung được không, có lợi ích gì hay không? Dưới đây là 10 lợi ích của quả sung đối với mẹ bầu 3 tháng đầu và lợi ích đối với thai nhi.

Lợi ích với mẹ bầu

Các thông tin trên cũng đã giải đáp mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sung được không. Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn sung để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất. Quả sung có nhiều lợi ích đối với mẹ bầu như sau:

  • Kiểm soát huyết áp và giảm cholesterol: Quả sung với lượng kali cao, giúp ổn định huyết áp và giảm cholesterol, giữ cho thành mạch máu co giãn và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Cải thiện tiêu hóa và giảm táo bón: Chất xơ trong quả sung giúp điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón, và enzyme proteolytic cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Giảm ốm nghén: Vitamin B6 trong quả sung giúp ngăn ngừa và giảm chứng ốm nghén hiệu quả, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Giảm nguy cơ sinh non và phát triển trí não ở thai nhi: Hàm lượng omega 3 cao giúp giảm nguy cơ sinh non và hỗ trợ phát triển não bộ, hệ thần kinh trung ương ở thai nhi.
  • Giảm loãng xương ở mẹ bầu: Quả sung bổ sung canxi, giúp giảm tình trạng loãng xương của mẹ bầu và giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Hàm lượng sắt trong quả sung giúp hạn chế tình trạng thiếu máu, đồng thời vitamin C giúp hấp thụ sắt hiệu quả.
  • Cải thiện làn da và tóc: Chất chống oxy hóa trong quả sung cải thiện làn da và giúp tóc khỏe mạnh.
  • Kiểm soát cân nặng: Quả sung giúp mẹ bầu kiểm soát cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa sự tích tụ mỡ thừa.
  • Cân bằng hormone và giảm căng thẳng: Bổ sung quả sung giúp cân bằng hormone, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm căng thẳng.
  • Giảm tình trạng ợ nóng: Chất enzyme proteolytic trong quả sung giúp khắc phục tình trạng ợ chua, ợ nóng và đầy bụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Lợi ích của quả sung đối với cơ thể mẹ
Lợi ích của quả sung đối với cơ thể mẹ

Lợi ích với thai nhi

Quả sung không chỉ có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn được đánh giá cao về việc hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.

  • Tăng cường phát triển xương và răng: Canxi trong quả sung đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xương, răng ở thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Phát triển não bộ của thai nhi: Quả sung cung cấp axit béo omega 3 và axit folic, giúp bảo vệ thai nhi khỏi tổn thương mô tế bào, hỗ trợ phát triển toàn diện của não bộ và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
  • Đặc biệt ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất: Mẹ bầu có thể hoàn toàn sử dụng quả sung trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Mẹ xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn cháo bồ câu được không

3. Bà bầu 3 tháng đầu ăn sung như thế nào thì tốt

Để hạn chế tác dụng phụ của quả sung, mẹ bầu nên sử dụng quả sung đúng cách như sau:

  • Ăn với liều lượng vừa phải: Mỗi ngày, mẹ bầu trong 3 tháng đầu chỉ nên ăn khoảng 5 quả đối với sung Việt Nam. Đối với loại sung khác, đặc biệt là có kích thước lớn, nên giới hạn ăn 1 – 2 quả/ngày.
  • Chọn mua quả sung không chứa thuốc: Mẹ bầu nên lựa chọn quả sung xanh, có cuống tươi và không bị sâu hoặc dập. Việc mua sung từ những nguồn cung cấp uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng là điều rất quan trọng. Trước khi ăn, nên ngâm nước muối và rửa sạch để đảm bảo an toàn.
Cách ăn sung tốt nhất là chọn quả sung không chứa thuốc, ăn với lượng vừa đủ
Cách ăn sung tốt nhất là chọn quả sung không chứa thuốc, ăn với lượng vừa đủ

Tìm hiểu thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn gà ủ muối được không

4. Gợi ý món ăn ngon, dễ làm từ quả sung cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Sung không chỉ được dùng để ăn sống mà còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn thơm ngon như sau:

Cá trắm kho với sung

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 100 gam sung xanh, 300gr cá trắm.
  • Cách thực hiện: Làm sạch cá trắm cho hết nhớt, cắt khúc và ướp gia vị khoảng 30 phút. Sau đó, chiên sơ cá trắm đến khi chuyển sang màu vàng nhạt. Sung đem đi rửa sạch và bổ làm ba, ngâm với nước muối và đảo sơ trên chảo. Sau đó, cho cá trắm vào kho cùng sung, nêm gia vị, một chút nước và kho với lửa nhỏ trong 30 phút rồi tắt bếp.
Sung kho với cá trắm thơm ngon
Sung kho với cá trắm thơm ngon

Gỏi sung tai heo

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Sung 500 gr
  • Tai heo 300 gr
  • Tỏi 1 củ
  • Ớt 2 trái
  • Đường 1 muỗng cà phê
  • Muối hạt 1 muỗng canh
  • Muối tinh 1 muỗng cà phê
  • Giấm 1 muỗng canh

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm sung vào nước muối cho hết mủ để khi ăn không bị ngứa hay chát
  • Bước 2: Sau đó thái quả sung làm 2, làm 3 tùy nhu cầu, ngâm vào thau nước muối loãng 20 phút. Sau đó vớt ra và để ráo.
  • Bước 3: Sơ chế sạch tai heo, cạo sạch phần lông và rửa sạch ở phần lỗ tai. Băm nhuyễn tỏi ớt.
  • Bước 4: Bắc nồi nước lên bếp, cho tai heo vào luộc, thêm 1 vài lát gừng để khử mùi heo. Sau khi vớt ra, ngâm tai heo vào thao nước đá từ 5 – 7 phút để tai heo được giòn và ngon hơn.
  • Bước 5: Thái tai heo thành các lát mỏng vừa ăn, trộn với phần sung đã được sơ chế trước đó. Nêm gia vị theo khẩu vị của mình và thưởng thức. 

Cháo sung đường phèn

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 50 gam gạo tẻ, đường phèn cùng với 5 quả sung.
  • Cách thực hiện: Sung đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Rây gạo cho sạch, sau đó cho vào nồi, thêm nước và đun cùng với sung. Lúc cháo sôi, mẹ bầu thêm đường phèn vào, sau đó hầm đến khi sung chín nhừ là được.

Sung ôm lươn

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 150gr quả sung xanh và 300gr lươn.
  • Cách thực hiện: Sơ chế lươn thật kỹ, bỏ phần đầu và phận ruột lươn đi. Cắt lươn thành từng khúc và sau đó ướp cùng với riềng, bột nghệ, mẻ và gia vị nấu ăn thông thường. Sung sau khi làm sạch thì đem đi đập dập, cho vào nồi đất và om cùng lươn. Thêm nước vào và đun sôi trên lửa nhỏ đến khi lươn và sung chín mềm là được.

Mứt sung

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1kg quả sung và 2kg đường (theo tỉ lệ 1:2)
  • Cách thực hiện: Trộn đều sung và đường để cho đường ngấm đều vào từng quả sung, sau đó cho vào tủ lạnh và để 12 tiếng. Tiếp theo, cho phần sung và đường lên bếp và rim với lửa nhỏ đến khi nào sung và đường đặc sệt lại với nhau thì mẹ bầu cho một ít nước cốt chanh vào. Sau đó tắt bếp, đem đi phơi nắng hay sấy khô là có thể ăn. 

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn thịt chó được không

5. Lưu ý về tác dụng phụ của quả sung khi mẹ bầu ăn nhiều

Mẹ bầu có thể ăn quả sung trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng cần tuân thủ cách sử dụng đúng để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số tác dụng phụ của quả sung mà mẹ bầu cần lưu ý:

  • Gây viêm da do chất Psoralens: Chất Psoralens trong quả sung có tác dụng loại trừ vấn đề về sắc tố da, nhưng có thể gây viêm da nếu ăn quá nhiều.
  • Rối loạn hệ tiêu hóa do chất xơ: Quả sung có hàm lượng chất xơ cao, có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và tiêu chảy nếu sử dụng quá nhiều.
  • Hạ đường huyết và huyết áp: Quả sung có thể gây mất cân bằng giữa Kali và Natri, dẫn đến tăng huyết áp. Mẹ bầu cần hạn chế sử dụng để tránh tình trạng tụt đường huyết và hạ huyết áp quá mức.
  • Nguy cơ dị ứng: Mẹ bầu cần cẩn thận nếu chưa từng ăn quả sung trước đó. Nếu xuất hiện dấu hiệu như nhức đầu, viêm mũi, phù nề, ngứa, cần ngưng ngay và thăm khám bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.
Tác dụng phụ của quả sung mà mẹ bầu cần biết
Tác dụng phụ của quả sung mà mẹ bầu cần biết

Tham khảo: Bầu 3 tháng đầu uống hạt é được không

6. Giải đáp thắc mắc khi ăn sung cho bà bầu 3 tháng đầu

Ngoài thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn sung được không thì dưới đây cũng là các câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thường thắc mắc như sau:

Bà bầu 3 tháng đầu ăn sung muối có được hay không?

  • Mẹ bầu có thể ăn sung muối trong khoảng 2000 – 4000mg mỗi ngày.
  • Tuy nhiên, cần hạn chế lạm dụng để tránh tăng huyết áp, tức ngực và tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp.

Bà bầu ăn sung sấy được không?

  • Quả vả có vị ngọt, tính bình, không chứa độc tố và được Đông Y đánh giá là có nhiều lợi ích.
  • Có công dụng nhuận tràng và giảm căng thẳng.

Bầu 3 tháng có ăn được quả sung xanh hay không?

  • Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn được cả sung xanh và sung chính nhé.
  • Quả sung xanh vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé.

Bầu 3 tháng có ăn quả vả được không?

  • Quả vả có nhiều điểm giống quả sung, có nhiều axit béo tốt, giúp giảm nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
  • Cần ăn vừa phải để tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ và nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Bầu 3 tháng có thể ăn được lá sung không?

  • Lá sung có thể sử dụng cho mọi đối tượng, bao gồm cả mẹ bầu.
  • Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì lá sung có thể hạ đường huyết và gây nguy cơ đối với sự an toàn của thai nhi.

Như vậy, Khám sản phụ khoa Hà Nội đã giải đáp các thắc mắc mẹ bầu 3 tháng đầu ăn sung được không? Những lưu ý khi ăn sung dành cho mẹ bầu 3 tháng. Hy vọng các thông tin trong bài mang đến nhiều giá trị hữu ích đối với các mẹ bầu. Để tìm hiểu thêm những kiến thức chăm sóc sức khỏe thai kỳ, bạn truy cập sản khoa để cập nhật nhiều thông tin hữu ích. 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *