Bà bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không?

Bà bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không?

Chôm chôm là một trong những loại trái cây hấp dẫn của mùa hè. Với vẻ ngoài mọng nước, hương vị ngọt mát, đặc biệt được các chị em bầu bí ưa thích. Tuy nhiên bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không? Mẹ có bầu ăn chôm chôm nhiều tốt không? Xem ngay bài viết sau của Khám sản phụ khoa Hà Nội để được có thêm những kiến thức hữu ích chăm sóc sức khỏe cả mẹ và bé.

1. Bà bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không?

Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không? Mẹ hoàn toàn có thể ăn chôm chôm vì đây là loại quả được xếp vào danh sách trái cây tốt cho mẹ khi có thai. 

Chôm chôm mang lớp vỏ ngoài trông xù xì nhưng bên trong lại là lớp thịt trắng thơm ngon, mọng nước. Ruột khi ăn mang vị dịu ngọt nhẹ và bên trong còn có hạt. Đây cũng là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: sắt, kẽm, mangan, folate, carbohydrate, canxi, magiê, phốt-pho, kali, natri, photpho, axit folic,…. các loại vitamin như A, B3, B9, C. Đồng thời, chôm chôm cũng là trái cây có nguồn dinh dưỡng giàu calo. Do đó quả này được xếp vào danh sách loại quả tốt cho sức khỏe mẹ trong thai kỳ. 

Nhiều thông tin chỉ ra mẹ bầu trong 3 tháng đầu ăn chôm chôm bốc hỏa, nóng trong người, hay khó khăn sinh nở, chặn đường ra của trẻ khi sinh… đều là những nhận định KHÔNG có bằng chứng khoa học nào chứng minh là đúng.

Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không?
Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không?

Mẹ xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn bồ câu được không

Theo chuyên gia dinh dưỡng chôm chôm là loại quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất đem lại nhiều công dụng cho mẹ bầu cụ thể ở bảng thành phần dưới đây:

Thành phần dinh dưỡngCông dụng các chất dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Vitamin AHỗ trợ thai nhi phát triển hình thái và chức năng của mắt, hạn chế tối đa nguy cơ tổn thương giác mạc.
Vitamin CHỗ trợ tăng sức đề kháng, hấp thu sắt và nhanh lành vết thương cho mẹ bầu.
Chất xơ, caloGiảm tình trạng táo bón, cung cấp thêm năng lượng cần thiết cho các hoạt động của mẹ bầu.
SắtPhòng ngừa xảy ra tình trạng thiếu máu dẫn đến sảy thai ở mẹ bầu.
Canxi, phốt phoCanxi, phốt pho là những nguyên tố cấu tạo nên hệ xương. Canxi đóng vai trò quan trọng làm chất dẫn truyền thần kinh, co cơ. Phốt pho tham gia vào quá trình hình thành DNA và RNA, năng lượng và vai trò trong trao đổi axit amin và protein của cả mẹ và bé.
ProteinProtein là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của mô và cơ quan của thai nhi. Đặc biệt là đối với não bộ – cơ quan cần nhiều protein và dinh dưỡng nhất. Đồng thời bổ sung protein cho cơ thể còn giúp phát triển mô vú và tử cung của mẹ bầu.
Axit FolicAxit Folic giúp thai nhi phòng tránh các dị tật ống thần kinh. Bổ sung nguồn axit folic quan trọng trong suốt thời gian 3 tháng đầu thai kỳ.
Chôm chôm chứa đa dạng thành phần chất dinh dưỡng tuyệt vời dành cho bà mẹ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu.
Chôm chôm chứa đa dạng thành phần chất dinh dưỡng tuyệt vời dành cho bà mẹ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Cụ thể hơn, mẹ bầu 3 tháng đầu hãy cùng tham khảo thành phần dinh dưỡng có trong 100g chôm chôm qua bảng dưới đây:

Thành phần dinh dưỡngHàm lượng chất
VitaminVitamin A3 IU
Vitamin C4,9 mg
Vitamin B60,02 mg
Vitamin B90,8 ng
Vitamin B31,352 mg
Khoáng chấtCanxi22 mg
Sắt0,4 mg
Natri11 mg
Kali42 mg
Phospho9 mg
Kẽm0,08 mg
Magie7 mg
Năng lượng82 kcal
Lipid0,21 g
Chất xơ0,9 g
Cacbohydrat21 g
Protein0,7 g

Như vậy, với câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không thì đáp án là có, và mẹ có thể yên tâm ăn loại quả này với lượng vừa đủ.

Mẹ xem thêm: bầu 3 tháng đầu ăn xà lách xoong được không

2. Lợi ích nhận được với mẹ bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm

Chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới rất bổ dưỡng cho mẹ bầu. Vì vậy, mẹ cùng điểm tên những lợi ích nổi bật mà loại trái này mang tới cho sức khỏe thai kỳ là gì nhé.

Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu 

Sắt xuất hiện trong chôm chôm với lượng dồi dào, với 100g chứa đến 0,4mg Sắt, giúp duy trì hàm lượng hemoglobin trong máu và bổ sung sắt cho cả mẹ và bé. Đặc biệt khi mang thai, mẹ bầu thường thiếu sắt do cần máu nuôi thai nhi. 

Nếu mẹ không chủ động bổ sung sắt qua thực phẩm, hoa quả… thì có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, nhiễm trùng hậu sản,….

Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm cải thiện tình trạng thiếu máu cũng như các triệu chứng chóng mặt, đau đầu
Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm cải thiện tình trạng thiếu máu cũng như các triệu chứng chóng mặt, đau đầu

Chống buồn nôn và chóng mặt

Khi mang thai nồng độ hormon có xu hướng tăng làm ảnh hưởng đến dạ dày, ruột, thực quản,… gây tích tụ thức ăn và chậm tiêu hóa dẫn đến xuất hiện các cơn buồn nôn, chóng mặt cho mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ. 

Tại thời điểm này, mẹ mới có bầu nên ăn chôm chôm để làm giảm các triệu chứng khó chịu trên. Chôm chôm có vị ngọt thanh và chua nhẹ sẽ góp phần làm giảm bớt các cơn buồn nôn hay chóng mặt của mẹ bầu.

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn gà ác được không

Tăng cường miễn dịch, phòng ngừa các bệnh cúm, ho, sốt

Khi mẹ mới mang thai cũng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của cơ thể bị giảm đi khá nhiều. Trong trái chôm chôm còn chứa rất nhiều dưỡng chất như: kẽm, canxi, kali, magie… lượng lớn vitamin và khoáng chất, sẽ giúp mẹ nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa được các bệnh cúm, ho, sốt không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé trong suốt thời gian thai kỳ. 

Hỗ trợ hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón

Trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, hệ tiêu hóa của mẹ bầu thường bị giảm nhu động ở ruột do cơ thể mẹ có sự thay đổi các hormone và việc cung cấp quá nhiều chất béo, đạm, chất dinh dưỡng để bồi bổ. 

Do đó, việc mẹ bầu bị táo bón là chuyện thường gặp trong suốt quá trình mang thai. Với lượng lớn vitamin và chất xơ có trong thành phần khiến chôm chôm giúp quá trình tiêu hóa của mẹ dễ dàng hơn, giảm đi rõ rệt việc bị táo bón cũng như tiêu chảy.

Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm thiểu rõ rệt tình trạng táo bón
Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm thiểu rõ rệt tình trạng táo bón

Làm đẹp da, tóc cho mẹ bầu 

Trong chôm chôm chứa nhiều vitamin E và vitamin C – là những vitamin tham gia quá trình tái tạo da, tóc, tạo điều kiện cho da và tóc khỏe mạnh hơn. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, áp lực mang bầu làm tóc rụng, mụn trứng cá, sạm da và da bị rạn do thai nhi phát triển từng ngày sẽ khiến mẹ bầu cần được nâng niu chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Ở thời điểm này, các dưỡng chất vitamin từ chôm chôm sẽ vừa có tác dụng làm đẹp vừa bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu.

Kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol

Huyết áp và lượng cholesterol là một trong những vấn đề mẹ mang thai 3 tháng đầu cần quan tâm và lưu ý. Chôm chôm là loại trái cây có khả năng hỗ trợ kiểm soát huyết áp và cholesterol, cải thiện lưu thông máu và giảm phù nề chân tay. 

Nhờ vào lượng nhỏ vitamin B3 khoảng 1,352mg/100g có trong chôm chôm, giúp chuyển hóa carbohydrate, chất béo và cholesterol thành năng lượng. Từ đó giảm lượng cholesterol trong máu, kéo theo hạ huyết áp cho mẹ bầu.

Thanh lọc cơ thể

Công dụng thanh lọc cơ thể khi ăn chôm chôm có được nhờ vào thành phần vitamin và phốt pho có trong loại trái cây này. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều nước vì thế sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong việc bổ sung nước, góp phần thanh lọc cơ thể.

Bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn chôm chôm với lượng vừa phải
Bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn chôm chôm với lượng vừa phải

Tóm lại, bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không là hoàn toàn có thể và còn mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé. Vì thế mẹ bầu 3 tháng đầu hãy yên tâm nhé! Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn thai kỳ, mẹ đừng quên học hỏi ngay cách ăn chôm chôm đúng và tốt nhất ngay sau đây.

3. Bà bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm thế nào thì tốt? 

Mẹ có bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không? Có, nhưng chị em nên tham khảo thêm các cách ăn chôm chôm sao cho an toàn và tốt cho thai nhi nhé!

  • Ăn chôm chôm tươi còn nguyên quả: Chú ý không nên dùng quả đã có dấu hiệu bị hỏng, thối, vị chua,… vì dễ gây đau bụng, buồn nôn.
  • Ăn mứt chôm chôm: Để thay đổi khẩu vị, mẹ bầu cũng có thể chế biến chôm chôm thành mứt để thưởng thức hàng ngày bằng cách: Chuẩn bị nửa ký chôm chôm, tách bỏ vỏ, bỏ hạt và thái hạt lựu. Sau đó ướp khoảng vài tiếng với đường, đến khi đường tan thì rang hỗn hợp trên chảo đến khi cô lại là có thể sử dụng ngay.
  • Xay chôm chôm làm nước hoa quả: Tách hạt chôm chôm tiếp đó cho vào máy xay cùng chút đá để làm thức uống giải khát tức thì cho ngày hè nóng bức. Lưu ý: Sau khi xay xong, mẹ nên sử dụng luôn, không để ở ngoài quá lâu vì đồ uống sẽ bị lên men không tốt.
Có thể thay đổi khẩu vị bằng việc chế biến chôm chôm thành nhiều món khác nhau
Có thể thay đổi khẩu vị bằng việc chế biến chôm chôm thành nhiều món khác nhau
  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để cơ thể mẹ bầu có thể hấp thu vitamin và khoáng chất từ trái cây tốt nhất thì nên ăn chôm chôm sau khi ăn 1 giờ. Bên cạnh đó, chị em có thể ăn vào buổi chiều sau giấc ngủ trưa.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi người mà có thể số lượng chôm chôm ăn trong ngày là khác nhau. Nhưng nên nhớ rằng, mẹ bầu chỉ nên ăn nhiều nhất 10 quả/ngày, đây là lời khuyên của các bác sĩ dinh dưỡng.
  • Thành phần chính trong quả chôm chôm chứa bao gồm một lượng lớn chất xơ, vitamin C, protein, và khoáng chất. Chỉ cần tiêu thụ từ 5 đến 6 quả chôm chôm, chị em đã được nạp vào cơ thể 50% nhu cầu vitamin C hàng ngày.

Mẹ tìm hiểu thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn lòng lợn được không

4. Lưu ý khi mẹ bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm để tránh tác dụng phụ

Tuy chôm chôm được xếp vào danh sách trái cây rất tốt và bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, cùng xem những lưu ý khi ăn chôm chôm để tránh tác dụng phụ có thể gặp phải. 

  • Chỉ nên ăn 5 – 6 quả/ngày nếu mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ. Tuy loại quả này không quá ngọt như: nhãn, vải, mít,… Nhưng nếu mẹ bầu ăn lượng nhiều cũng sẽ có nguy cơ gây tăng nhẹ đường trong máu. Gây ảnh hưởng xấu tới việc cơ thể mẹ hấp thu các dưỡng chất cần thiết khác để nuôi dưỡng thai nhi.
  • Không nên chọn chôm chôm quá chín: Không chỉ riêng chôm chôm mà cả các loại trái cây khác, khi quá chín có thể sẽ lên men, tạo ra cồn mà đây lại là yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc gây dị tật ở thai nhi nếu sử dụng với hàm lượng lớn.
  • Không lột vỏ chôm chôm bằng miệng: Trong quá trình vận chuyển chôm chôm đôi khi sẽ sử dụng chất bảo quản và những chất này có lượng lớn trên vỏ, vì thế mẹ bầu nên hạn chế lột vỏ bằng miệng.
Ăn đúng, ăn đủ để giúp cơ thể hấp thụ tốt được các chất dinh dưỡng có trong chôm chôm
Ăn đúng, ăn đủ để giúp cơ thể hấp thụ tốt được các chất dinh dưỡng có trong chôm chôm
  • Lựa chọn mua ở địa điểm uy tín: Mẹ bầu nên lựa chọn mua chôm chôm ở những cơ sở, cửa hàng uy tín, để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Mua chôm chôm đúng mùa (khoảng từ tháng 6 đến tháng 11): Ở thời điểm này, chôm chôm nhiều ‘thịt’, ngọt thanh và thường không chứa chất bảo quản thực vật như chôm chôm trái mùa.
  • Nên chọn chôm chôm có màu sắc đỏ tươi, lông mềm vì đây là biểu hiện của độ tươi, chưa để ở thời gian quá lâu. Tránh lựa chọn những quả có màu nâu hoặc xỉn màu, lông khô và giòn vì những trái này đã không còn tươi nữa. Không chọn những quả có gai xanh hoặc vỏ thâm đen, do khả năng nhiều là đã bị ép chín, chứa nhiều loại chất bảo quản.
  • Bảo quản chôm chôm đúng cách: Nên bảo quản chôm chôm trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 2 – 3 ngày. Khi chôm chôm đã để lâu bên ngoài dễ bị lên men tạo ra cồn không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn sung được không

5. Một số câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu ăn chôm chôm

Chị em sau khi có được giải đáp về việc bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không thì tiếp theo đây cùng xem những câu hỏi thường gặp về việc ăn chôm chôm nhé. 

Bầu 3 tháng cuối ăn chôm chôm được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không chỉ mẹ bầu 3 tháng đầu mà đối với giai đoạn 3 tháng cuối hoàn toàn có thể ăn chôm chôm một cách an toàn. Khi ăn một lượng vừa phải loại trái cây này sẽ mang lại nhiều lợi ích đến cho sức khỏe mà không gây tác dụng phụ đáng lo ngại.

Bầu ăn chôm chôm có bị nóng không?

Câu trả lời là KHÔNG. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây chỉ được phân thành 2 loại là ít đường và nhiều đường. Một số người khi ăn nhiều chôm chôm bị nổi mụn hoặc nhiệt miệng bởi hàm lượng đường trong chôm chôm cao, chứ không phải loại trái cây mang tính nóng.

Trên thực tế cho thấy, khi bạn ăn nhiều loại quả này sẽ gây tăng đường huyết trong máu. Điều này trở thành yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn có thể phát triển trên da, gây hình thành mụn nhọt hoặc rôm sảy,…

Khám sản phụ khoa Hà Nội đã có lời giải đáp cho thắc mắc: Bầu 3 tháng đầu ăn chôm chôm được không và đưa ra những lưu ý khi ăn loại trái cây này. Chị em nên xây dựng cho mình một chế độ cân đối hài hòa đủ chất trong những ngày tháng thai kỳ. Và đừng vội thoát ra mà hãy lướt xuống chuyên mục Sản khoa để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *