Sau sinh ăn rau sống được không? 3 lưu ý cho mẹ

Sau sinh ăn rau sống được không? 3 lưu ý cho mẹ

Rau sống – thực phẩm đúng như tên gọi, được sử dụng để ăn sống, ăn kèm với nhiều loại món ăn và không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Nhưng liệu rằng sau sinh ăn rau sống được không và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ? Để tìm câu trả lời cho thắc mắc trên, cùng Khám sản phụ khoa Hà Nội tìm hiểu một số thông tin hữu ích về loại rau này, mời chị em đọc bài viết dưới đây nhé!

1. Rau sống là gì? Giá trị dinh dưỡng của rau sống

Theo WIKI Rau sống là tên gọi chỉ chung cho các loại rau và lá ở dạng tươi sống và có thể sử dụng bằng cách ăn trực tiếp hoặc ăn kèm cùng với các loại món ăn khác mà không cần qua chế biến. 

Một số loại rau thường được sử dụng ăn sống trong bữa ăn gia đình như: rau xà lách, rau diếp, rau kinh giới, cải cúc, húng quế, tía tô, rau mùi, rau má, giá đỗ, rau đắng…Các loại rau này có tác dụng làm ngon miệng, chống ngán, dùng để làm đồ ăn kèm với các món nướng, rán, nhất là các món ăn nhiều thịt, nhiều mỡ,…

Bên cạnh đó, rau sống cũng có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe vì cung cấp đến cho cơ thể nguồn vitamin A, C, E, chất khoáng và một số khoáng chất khác. Do được ăn trực tiếp, không qua chế biến nên hầu hết chất dinh dưỡng có trong rau sống đều được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Hơn hết, các loại rau thơm còn cung cấp đến một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật. 

Mẹ sau sinh ăn rau sống được không? Giá trị dinh dưỡng từ rau sống đối với mẹ bỉm
Mẹ sau sinh ăn rau sống được không? Giá trị dinh dưỡng từ rau sống đối với mẹ bỉm

2. Mẹ sau sinh ăn được rau sống được không?

Chắc hẳn chị em thắc mắc nhiều về vấn đề sau sinh ăn rau sống được không. Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng chị em sau sinh hay đang trong thời gian cho con bú không nên đưa rau sống vào bữa ăn quá sớm. 

Nguyên nhân là do trong thực phẩm này cũng chứa không ít những nguy hiểm nếu ăn không đúng cách. Nhiều loại rau tiềm ẩn những nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí tỷ lệ ký sinh trùng lên tới 90%.

Bên cạnh đó, rau sống cũng là một trong những thực phẩm có nguy cơ chứa phần lớn lượng dư thuốc trừ sâu, nếu không làm sạch đúng cách trước khi ăn có thể dễ bị ngộ độc. Hơn hết là có một số loại trứng ấu trùng, giun sán như giun đũa chó mèo, giun móc, sán lá gan,… có thể vẫn đang tồn tại trên lá rau, sẽ gây các mối nguy hại cho sức khỏe của con người, đặc biệt nhất là với những người mẹ sau sinh vì sức đề kháng còn yếu.

Các mẹ sau sinh ăn được rau sống được không?
Các mẹ sau sinh ăn được rau sống được không?

Bởi những lý do kể trên mà sau sinh chị em nên kiêng ăn rau sống, ít nhất là trong khoảng thời gian 6 tháng đầu sau sinh. Chỉ nên đưa rau sống vào thực đơn bữa ăn khi cơ thể hồi phục hoàn toàn, hệ tiêu hóa cũng như miễn dịch đã ổn định hoàn toàn.

Các loại rau sống mẹ cần tránh khi đang cho con bú 

Liệu rằng cho con bú ăn rau sống được không? Chị em nên tránh đưa các loại rau sống như: bông cải xanh, súp lơ, bắp cải vào thực đơn khi đang cho con bú. 

Lý do đầu tiên bởi đây là những thực phẩm rất khó để tiêu hóa, gây sự khó chịu đến cho đường tiêu hóa của cả mẹ và bé. Thứ hai là phải kể đến rau sống có chứa vi khuẩn có hại hoặc thuốc trừ sâu, có thể truyền từ sữa mẹ sang em bé. Chính vì vậy, việc ăn chín uống sôi là phương pháp loại bỏ đi những rủi ro này.

Bên cạnh đó, các loại rau sống như bông cải xanh, bắp cải hoặc hành tây có thể dẫn đến trẻ bị đầy hơi hoặc quấy khóc.

Mẹ ăn rau sống không đảm bảo gây những ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa
Mẹ ăn rau sống không đảm bảo gây những ảnh hưởng xấu đến chất lượng sữa

3. Đang cho con bú ăn uống thế nào tốt cho sức khỏe và lợi sữa

Sau sinh ăn rau gì tốt? Ở giai đoạn này, các mẹ luôn tìm kiếm những thực phẩm lợi sữa, bổ sung dưỡng chất cho nguồn sữa dồi dào để trẻ phát triển toàn diện. Rau lợi sữa là thực phẩm thuộc nhóm rau củ giúp tăng cường số lượng và chất lượng sữa mẹ tiết ra. Các loại rau này là những cái tên vô cùng quen thuộc, dễ dàng tìm kiếm và chế biến đa dạng thành các món ăn khác nhau. Điểm tên 10 loại rau lợi sữa cho chị em phụ nữ sau sinh nở:

  • Rau ngót
  • Rau mồng tơi
  • Rau lang
  • Rau đay
  • Các loại cải: Bông cải xanh, rau cải xoăn, cải bó xôi, cải cúc.
  • Rau dền
  • Rau má
  • Rong biển
  • Cỏ cà ri và mùi tây
  • Ngó sen

4. 3 Lưu ý khi mẹ sau sinh ăn rau sống

Bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề sau sinh ăn rau sống được không thì các mẹ cũng cần chú ý sau sinh ăn rau gì tốt cũng như ăn đúng cách để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như trẻ ra khỏi những nguy hại tiềm ẩn sâu trong loại thực phẩm này.

Chọn rau có nguồn gốc rõ ràng, an toàn

Để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, khi chọn mua rau sống thì các mẹ nên ưu tiên chọn những loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, từ các nhà phân phối uy tín, có kiểm nghiệm của cơ quan chức năng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Rau sống cũng là loại rau dễ trồng nên chị em có thể tự gieo trồng cho riêng mình để đảm bảo an toàn.

Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn

Trước tiên, chị em cần nhặt sạch rau, lựa chọn phần non, sau đó xả sạch nhiều lần dưới vòi nước trực tiếp hoặc ngâm nước muối loãng để loại bỏ đi ký sinh trùng, giun sán,…có thể còn tồn đọng trên rau. Cuối cùng là để khô ráo nước trước khi đem đi chế biến.

Ngâm nước muối trước khi ăn, và thời gian ngâm phù hợp

Đa số chị em thường có thói quen ngâm rau sống trong nước muối trong khoảng thời gian 20 – 30 phút, để có thể loại bỏ đi mọi loại vi khuẩn và thuốc trừ sâu có trong rau. Tuy nhiên trên thực tế thì cách làm trên có thể tạo điều kiện để hóa chất ngấm vào rau và làm mất đi nhiều dưỡng chất có trong rau.Thời gian ngâm muối quá lâu cũng khiến cho rau bị ngấm mặn và mất ngon. Vậy nên chị em chỉ nên ngâm rau trong nước muối từ 5 đến 10 phút rồi vớt ra rửa với nước sạch là đủ.

Ăn rau sống đúng cách để mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe
Ăn rau sống đúng cách để mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe

5. Những ai không nên ăn rau sống

Trong giai đoạn chăm sóc sau sinh nở, đối với chị em phụ nữ thì cần hết sức chú ý khi rau sống. Một số trường hợp bà mẹ không nên ăn rau sống bao gồm:

  • Người mắc bệnh đau dạ dày, khó tiêu: những bà mẹ bị bệnh viêm đại tràng không nên đưa rau sống vào bữa ăn, nguyên nhân do căn bệnh này bắt nguồn từ việc đường tiêu hóa cấp tính bị nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng lại không được điều trị triệt để, lâu dần dẫn tới hiện tượng cơ thể nhờn thuốc, kháng thuốc. Trong khi đó, rau sống có chứa lượng lớn chất xơ không tan như cellulose, khi ăn dễ khiến thành ruột bị “cọ xát”.
  • Người đang bị viêm đại tràng, viêm ruột: Những bà mẹ bị đau dạ dày không nên ăn rau sống bởi thực phẩm này chứa nhiều chất xơ sợi có thể kích thích niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Người bị viêm đại tràng, viêm ruột không nên ăn rau sống
Người bị viêm đại tràng, viêm ruột không nên ăn rau sống

6. Một số thắc mắc thường gặp của phụ nữ sau sinh, cho con bú

Câu 1: Sau sinh 2 – 3 tháng ăn rau sống được không?

Khoảng thời gian sau sinh 2 – 3 tháng việc ăn rau sống có mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong rau có cung cấp đến cho cơ thể lượng dưỡng chất cần thiết cũng như tăng cường hệ miễn dịch cũng như giảm được nguy cơ mắc táo bón. Một số loại rau như rau chứa nhiều vitamin và chất khoáng, giàu chất xơ và rau có khả năng giảm viêm nhiễm là những lựa chọn tốt cho sau sinh 2 tháng.

Câu 2: Sau sinh ăn rau xà lách được không?

Chị em sau sinh có thể ăn xà lách được nhé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các khoáng chất như chất xơ, vitamin A, canxi, photpho, sắt…có trong rau mang đến lợi ích về mặt sức khỏe cho mẹ và bé.

Hơn thế nữa, trong xà lách sống còn chứa thêm các chất dinh dưỡng giúp thông sữa, lưu thông khí huyết, và lợi sữa cho các mẹ sau sinh. Do vậy, chị em sau sinh ngoài việc đưa các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng khác thì cũng nên đan xen ăn thêm rau xà lách thường xuyên. Với mục đích là bổ sung thêm nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể mẹ và bé khi đang trong giai đoạn bú sữa mẹ.

Tuy mang đến nhiều mặt có lợi nhưng chị em cũng không nên ăn xà lách với lượng quá nhiều, chỉ cần bổ sung đều đặn, vừa phải là thích hợp nhất. Đồng thời, trước khi ăn thì chị em cần phải rửa sạch và ngâm nước muối. Điều này, sẽ giúp chị em tránh được những rủi ro không đáng có trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Câu 3: Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau sống được không?

Các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm thưởng thức hương vị đặc trưng thơm ngon của rau sống. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc ăn các loại rau sống sẽ giúp mẹ bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và bé. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, các loại rau củ, thực phẩm xanh là những thực phẩm được khuyến nghị thêm vào thực đơn dưỡng thai của mẹ. Nhưng các mẹ cũng nên lưu ý tìm hiểu các loại rau sống mà bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn như:

  • Rau xà lách: Bà bầu 3 tháng đầu ăn rau sống, cụ thể là rau xà lách, trong rau chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt như axit folic giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi, chất xơ dồi dào hạn chế được tình trạng táo bón, giúp cho bữa ăn ngon miệng hơn.
  • Các loại rau thơm như rau tía tô, diếp cá,…: Với hương vị thơm ngon đặc trưng, đây là những cái tên bà bầu 3 tháng đầu ăn rau sống không thể nào bỏ qua. Bên cạnh mùi vị thì các loại rau này còn đa dạng các vitamin và khoáng chất rất tốt cho làn da của mẹ.
  • Các loại củ quả sống như cà rốt, cà chua, hoa chuối, khế chua…: Đây là những cái tên nằm trong danh sách những loại rau củ tốt cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu, các mẹ có thể dùng ăn sống để giữ được mùi vị thơm ngon trong các món ăn như làm nước ép, sinh tố hay lẩu cũng là sự lựa chọn thú vị để cung cấp lượng chất xơ và vitamin nhóm A, C.
  • Ớt chuông: Đây là loại thực phẩm cung cấp đáng kể lượng vitamin và chất xơ, cũng như rất có lợi cho mẹ bầu khi trộn chung ăn với salad.

Tóm lại, sau khi sinh ăn rau sống được không  thì thực phẩm này không những làm tăng thêm khẩu vị mà còn mang đến những lợi ích nhất định. Dẫu vậy nhưng các mẹ cần lưu ý sau sinh từ 3 – 4 tháng, khi hệ tiêu hóa đã dần ổn định trở lại mới được ăn và tuân thủ điều kiện rau đảm bảo nguồn gốc và được rửa sạch. Còn để đảm bảo hơn thì các mẹ tốt nhất nên trần chín kỹ hoặc ăn không quá thường xuyên nhé! Mẹ đừng quên theo dõi các bài viết khác của Khám sản phụ khoa Hà Nội trong chuyên mục Khoa sản để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích khác nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *