Sau khi sảy thai có hiện tượng gì? 4 điều kiêng kỵ

Sau khi sảy thai có hiện tượng gì?

Hư thai (Sảy thai) có thể gây ra chấn thương và đau đớn về cả vật lý lẫn tinh thần. Tuy nhiên, điều quan trọng là thực hiện các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách ngay từ đầu để tránh các biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người phụ nữ. Vậy bạn có biết sau khi sảy thai có hiện tượng gì chưa? Cùng đọc kỹ bài viết dưới đây để nắm rõ các hiện tượng sau khi sảy thai.

1. Dấu hiệu sảy thai

Trước khi tìm hiểu sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Thì chị em nên biết đến các dấu hiệu sảy thai cũng như các kiểu sảy thai hiện nay.

Sảy thai là gì? Các kiểu sảy thai

Theo Wiki Sảy thai (hay còn được gọi là hư thai) là khi thai bị mất đi một cách tự nhiên trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Thống kê cho thấy khoảng 10 – 20% phụ nữ mang thai phải kết thúc thai kỳ vì bị sảy thai. Tuy nhiên, trên thực tế thì con số này ngày càng tăng cao do nhiều trường hợp sảy thai xảy ra quá sớm, trước khi thai phụ nhận biết mình đang mang thai.

May mắn hơn là sảy phôi thai không có nghĩa là bạn sẽ không thể mang thai nữa. Đến 87% phụ nữ sảy thai sẽ có khả năng mang thai và sinh con đủ tháng. Chỉ có khoảng 1% phụ nữ gặp sảy thai từ ba lần trở lên.

Có nhiều kiểu sảy thai khác nhau, tùy vào triệu chứng và giai đoạn mang thai mà bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn thuộc kiểu sảy thai nào.

  • Sảy thai hoàn toàn: Trong trường hợp này, toàn bộ mô thai đã bị loại bỏ khỏi cơ thể của người mẹ.
  • Sảy thai không hoàn toàn: Trong trường hợp này, cơ thể của người mẹ giải phóng một phần mô bào thai, nhưng một số mô vẫn còn sót lại trong tử cung.
  • Sảy thai lỡ: Đây là trường hợp khi phôi thai đã chết, nhưng nhau thai và mô phôi vẫn còn trong tử cung của người mẹ. Thường thì người mẹ không nhận ra rằng mình đã sảy thai cho đến khi được phát hiện trong kỳ siêu âm tiếp theo.
  • Dọa sảy thai: Cổ tử cung của thai phụ không mở rộng, nhưng thai phụ có thể gặp hiện tượng chảy máu bất thường. Nếu được phát hiện và can thiệp y tế kịp thời, thai nhi sẽ không bị sảy.
  • Sảy thai do nhiễm trùng: Khi mô thai không được loại bỏ hoàn toàn, có thể xảy ra nhiễm trùng tử cung, dẫn đến sảy thai do nhiễm trùng.

Dấu hiệu sảy thai mà các mẹ cần biết để có biện pháp điều trị kịp thời

Dấu hiệu sảy thai mà các mẹ cần biết để có biện pháp điều trị kịp thời

Dấu hiệu sảy thai thường gặp

Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đây, mẹ bầu cần đi khám vì có thể đây là các dấu hiệu sảy thai:

Tuần 2 – 4

Sau khi thụ thai trong vài tuần đầu, hầu hết phụ nữ đều không biết mình đang mang thai, vì dấu hiệu mang thai phổ biến nhất đó là chậm kinh – còn chưa xảy đến. Sảy thai trong thời kỳ đầu từ 2 – 4 tuần thường được gọi là hiện tượng “mang thai hóa học”. Rất nhiều chị em phụ nữ nhầm lẫn giữa mang thai hóa học với một chu kỳ kinh nguyệt, bởi cả 2 có những triệu chứng tương đối giống nhau như: Chảy máu âm đạo, đau bụng, đau lưng, chuột rút.…

Tuần 4 – 12

Sau khi nhận biết rằng mình đang mang thai, từ tuần thứ tư của thai kỳ cho đến hết tuần thứ 12, thai phụ cần chú ý đến các triệu chứng sảy thai như sau: Chảy máu âm đạo với mức độ ít tới nhiều. Màu sắc của máu có thể là nâu, hồng, đỏ tươi hoặc sẫm, và có thể đi kèm với cục máu đông. Mức độ chảy máu càng nhiều thì khả năng sảy thai càng cao.

Ngoài ra thì dấu hiệu sảy thai ở tuần 4 – 12 còn biểu hiện qua những cơn chuột rút ở vùng bụng hoặc chậu và đau vùng lưng dưới. Thậm chí, cơn đau có thể lan xuống phần trên của đùi.

Khi bị sảy thai, bạn sẽ nhận thấy rằng tất cả các triệu chứng mang thai mà bạn đã trải qua, như sự căng tức ngực, mệt mỏi, buồn nôn, sẽ biến mất hoàn toàn. Nguyên nhân của điều này là do mức độ hormone thai kỳ đang giảm xuống, báo hiệu rằng thai kỳ đã kết thúc.

Tuần 13 – 20

Từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 20 của thai kỳ, các dấu hiệu sảy thai thông thường vẫn là chảy máu âm đạo, đau bụng và đau lưng. Ngoài ra, cần chú ý đến một số dấu hiệu khác như tăng áp lực ở vùng chậu và sự tiết ra dịch nhầy từ âm đạo.

2. Sau khi sảy thai có hiện tượng gì?

Sau khi sảy thai có hiện tượng gì là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Nhiều người cho rằng là chảy máu vùng âm đạo, có người lại nói là mất chu kỳ kinh nguyệt. Vậy thực tế, sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Dưới đây là một số hiện tượng thường xảy ra sau khi thai bị sảy.

Sau khi sảy thai có hiện tượng gì?

Sau khi sảy thai có hiện tượng gì?

Chảy máu âm đạo

Một trong những hiện tượng đầu tiên là chảy máu ở vùng kín. Hầu hết phụ nữ sẽ có chảy máu khi gặp sảy thai (tuy nhiên, một số phụ nữ có thể không có bất kỳ triệu chứng sảy thai nào).

Lượng máu mà bạn chảy ra thường phụ thuộc vào số tuần thai kỳ bạn đã đi qua. Nếu sảy thai diễn ra sớm, chảy máu có thể giống như khi bạn có chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài trong một hoặc hai tuần. Sau đó, lượng máu chảy sẽ giảm dần và có thể chuyển thành màu nâu

Bị sốt sau sảy thai

Nếu bạn bị sốt sau khi sảy thai thì cần được chú ý và quan sát kĩ hiện tượng trên. Sốt sau sảy thai là hiện tượng cảnh báo cơ thể bạn đang có vấn đề. Bạn có thể bị viêm nhiễm vùng kín hoặc các cơ quan sinh dục khác. Điều này cũng có thể cho thấy rằng bộ phận sinh sản đang gặp vấn đề bất thường và làm tăng cao nhiệt độ cơ thể gây ra sốt.

Khi bạn nhận thấy tình trạng này, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn chi tiết. Nếu được xác định là viêm nhiễm, bạn cần điều trị ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến lần mang thai sau này.

Chưa có kinh nguyệt sau sảy thai

Sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Một trong những hiện tượng chính là không có kinh nguyệt ngay lập tức. Thông thường, sau khi thai bị sảy, thì từ 4 – 6 tuần chu kỳ kinh nguyệt mới quay trở lại. Trong kỳ kinh nguyệt này, lượng máu ra có thể nhiều hơn so với chu kỳ thông thường. Tuy nhiên, nếu lượng máu ra quá nhiều và kéo dài, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không có biến chứng sau sảy thai.

Căng tức ngực sau sảy thai

Sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Đó là cảm giác căng tức ngực. Ngực của phụ nữ có kích thước lớn hơn và có hiện tượng tiết sữa trong vài ngày. Nếu bạn gặp hiện tượng này sau sảy thai, hạn chế việc đeo áo ngực để giảm cảm giác căng và khó chịu. Đồng thời, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn chi tiết về cách giảm căng tức và khó chịu vùng ngực.

Hiện tượng căng tức ngực sau khi sảy thai

Hiện tượng căng tức ngực sau khi sảy thai

Đau bụng dưới sau sảy thai

Khi xảy ra sảy thai, tử cung sẽ co bóp để đẩy các mô thai ra khỏi cơ thể. Do đó, bạn có thể gặp đau ở vùng bụng dưới sau sảy thai. Sau đó là bị chuột rút hoặc đau nhẹ trong khoảng một ngày.

Sử dụng paracetamol làm giảm đau có thể giúp giảm những triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu bạn gặp đau bụng dữ dội, cơn đau kéo dài, liên tục và kèm theo chảy máu nhiều, hãy đi đến bệnh viện ngay lập tức. Vì đây là dấu hiệu nguy hiểm có ảnh hưởng đến tính mạng của phụ nữ.

3. Nguyên nhân sảy thai

Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm mẹ bầu bị sảy thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, hầu hết các trường hợp sảy thai xuất phát từ nguyên nhân thai nhi không phát triển bình thường. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai ở phụ nữ

Các vấn đề về di truyền

Một bào thai sẽ được hình thành và phát triển nhờ một bộ nhiễm sắc thể của mẹ và một bộ nhiễm sắc thể từ cha. Nếu chẳng may một đoạn nhiễm sắc thể bị lỗi sẽ gây ra các hiện tượng bất thường ở bào thai, dẫn tới sảy thai. Các tình trạng xảy ra thi bào thai bị bất thường:

  • Thai bị chết lưu trong tử cung: Phôi thai sẽ ngừng phát triển trước khi bạn phát hiện mình mang thai
  • Noãn bị teo: không có bất kỳ phôi thai nào được hình thành
  • Mẹ mang thai mol: Mỗi người sẽ có 23 cặp nhiễm sắc thể được hình thành từ một bộ từ mẹ và bộ kia của bố. Khi người mẹ mang thai mol, thì thai nhi sẽ có thêm một bộ NST đến từ người cha. Điều này làm cho trứng đã thụ tinh không thể sống sót và thai nhi bị chết.
  • Trứng hoặc tế bào tinh trùng bị hỏng: Nếu như trứng của mẹ hoặc tinh trùng của bố không được bình thường thì phôi thai sẽ ngừng phát triển.

Sảy thai trong 3 tháng đầu nguyên nhân do thai nhi không phát triển bình thường

Sảy thai trong 3 tháng đầu nguyên nhân do thai nhi không phát triển bình thường

Do bệnh lý

Một trong những nguyên nhân gây sảy thai có thể là do bệnh bệnh lý tiềm ẩn và lối sống kém lành mạnh, không tuân thủ khoa học của thai phụ cũng góp phần cản trở sự phát triển của thai nhi. Cụ thể là:

  • Mẹ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai
  • Mẹ dư chất, bị thừa cân – béo phì
  • Mẹ bầu sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, chất cấm
  • Bệnh lý về tuyến giáp nhưng không điều trị dứt điểm
  • Mẹ bị rối loạn hormone trong quá trình mang thai
  • Mẹ bài bị mắc bệnh đái tháo đường cũng có khả năng sảy thai rất cao
  • Mẹ bị chấn thương hoặc bị nhiễm trùng
  • Mẹ đang gặp phải các vấn đề với cổ tử cung (nhiễm trùng, ung thư…)
  • Mẹ bầu bị tăng huyết áp nặng, nghiêm trọng
  • Mẹ sử dụng các sản phẩm thuốc có hại với thai nhi

4. Sảy thai bao lâu thì có thể mang thai lại?

Ngoài thắc mắc sau khi sảy thai có hiện tượng gì thì nhiều người cũng rất quan tâm đến vấn đề sảy thai bao lâu thì người mẹ có thể mang thai lại? Khi kinh nguyệt trở lại chu kỳ bình thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đã sẵn sàng để mang thai lại. Theo World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới – WHO), phụ nữ nên chờ ít nhất từ 3 đến 6 tháng sau khi sảy thai rồi mới tiếp tục mang thai. Tuy nhiên, nếu sảy thai diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và không có biến chứng, bạn có thể mang thai lại sau 2 – 3 tháng.

Sau khi sảy thai bao lâu thì các mẹ có thể mang thai lại

5. Một số thắc mắc thường gặp sau sảy thai

Dưới đây là một thắc mắc thường gặp của nhiều người sau khi sảy thai:

Sảy thai bao lâu thì có thể được quan hệ?

Sau khi sảy thai, phụ nữ thường có tình trạng chảy máu âm đạo. Thời gian chảy máu này có thể kéo dài từ 1-3 ngày hoặc thậm chí lên đến 7 ngày, tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Quan hệ tình dục trong thời gian này có nguy cơ cao gây nhiễm trùng tử cung.

Sau sảy thai từ 2 - 3 tuần mới nên quan hệ lại

Sau sảy thai từ 2 – 3 tuần mới nên quan hệ lại

Sau sảy thai, cơ thể của phụ nữ cần khoảng 2 – 3 tuần để hồi phục hoàn toàn, lượng hormone trở lại bình thường và đạt trạng thái tốt nhất để có thể tiếp tục quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu sảy thai là do phương pháp hóa học, thì hai vợ chồng có thể quan hệ tình dục khá nhanh mà không cần phải chờ đợi. Trong trường hợp phải phẫu thuật để loại bỏ mô thai, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn và cần chờ đến khi hoàn toàn hồi phục trước khi quan hệ tình dục.

Cần làm gì để mang thai lần tiếp theo được khỏe mạnh?

Sau khi sảy thai, nữ giới đều mong muốn có thể được thụ thai lại. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong lần thụ thai kế tiếp, nữ giới nên chuẩn bị thật tốt về mặt thể chất và tinh thana. Những điều mà nữ giới cần làm để mang thai lần tiếp theo được khỏe mạnh.

  • Đến khám với bác sĩ sản khoa để được tư vấn: Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn trước khi cố gắng mang thai để được tư vấn và điều chỉnh tối ưu. Hãy cung cấp thông tin về thuốc và thuốc bổ bạn đang sử dụng để bác sĩ có thể đánh giá và đề xuất những thay đổi nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của nữ giới

Thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của nữ giới

  • Ổn định tâm lý, tinh thần: Trạng thái cảm xúc tinh thần cũng ảnh hưởng đến việc thụ thai. Bạn nên giữ tâm lý thoải mái, không bị áp lực, để tinh thần được dễ chịu nhất và sẵn sàng đón chờ thành viên tiếp theo trong gia đình.
  • Bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất: Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe và chuẩn bị cho việc thụ tinh. Bạn nên bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất, đặc biệt là kẽm, selen và axit folic.

6. 4 điều cần kiêng sau sảy thai

Sau sảy thai kiêng gì là vấn đề mà rất nhiều nữ giới quan tâm. Sau khi bị sảy thai, cơ thể của nữ giới khá yếu, vì thế để phục hồi sức khỏe tốt, bạn nên kiêng 4 điều sau đây:

  • Kiêng đồ tanh: Tránh ăn những thực phẩm có mùi tanh như: Cua, cá, mực, ốc, hến, sò…
  • Kiêng lạnh và đồ ăn có tính lạnh: Cần kiêng những loại đồ ăn, thức uống lạnh, tắm nước lạnh,… hạn chế tiếp xúc nhiều với gió lạnh hoặc ngồi máy lạnh nhiều. Điều này sẽ khiến cơ thể nữ giới bị suy giảm sức đề kháng, có nguy cơ mắc bệnh và biến chứng cao.

Sau khi sảy thai nên kiêng đồ lạnh

Sau khi sảy thai nên kiêng đồ lạnh

  • Kiêng chất kích thích, thực phẩm dễ gây dị ứng: Những món ăn chứa gia vị cay nóng hoặc những món ăn có chứa các chất kích thích (bia, rượu, cà phê, thuốc lá…) để tránh gây tổn thương bên trong cơ thể như: Sưng tấy, gây đau ở tử cung.
  • Kiêng vận động mạnh: Sau sảy thai, nên vận động nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu và giúp cơ thể thoải mái. Tuy nhiên, không nên vận động quá mạnh vì cơ thể chưa hoàn toàn hồi phục và các cơ ở bụng chưa co lại đến mức bình thường.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của nhiều người về vấn đề sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Dấu hiệu sảy thai? Sau sảy thai ăn gì và sau sảy thai kiêng gì? Hy vọng với các thông tin mà khám sản phụ khoa Hà Nội chia sẻ, có thể giúp bạn đọc dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu sảy thai để có biện pháp điều trị kịp thời, đồng thời có thể bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *