Khi mang thai, cơ thể phụ nữ trải qua sự thay đổi hormone để chuẩn bị cho quá trình mang thai và sinh con. Một trong những thay đổi phổ biến là cảm thấy đau ngực. Đau ngực trong thai kỳ thường xuất hiện do tăng hormone progesterone, estrogen và prolactin, cùng với sự mở rộng và phát triển của tuyến vú. Vậy ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai? Thông tin sau đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên.
1. Ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai không?
Ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai hay chỉ là sự thay đổi của cơ thể khi đến kỳ kinh nguyệt. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau ngực ở nữ giới, cụ thể như:
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
- Dấu hiệu sắp bắt đầu một kỳ kinh nguyệt
- Mặc áo ngực không đúng kích cỡ cung có thể gây đau ngực và thậm chí là khó thở
- Dấu hiệu bạn đang mang thai.
Ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai
Thông thường, dấu hiệu mang thai cũng không quá khác biệt so với dấu hiệu tiền kinh nguyệt. Khi mang thai và trước khi bắt đầu kỳ kinh mới, cơ thể nữ giới sẽ có những sự thay đổi, đặc biệt là đau tức ngực. Do đó mà nhiều người mới thắc mắc ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai không?
Trước khi có kinh, cơ thể nữ giới sẽ có những biến đổi như nổi mụn, cảm giác bị căng ở ngực, kích cỡ ngực sẽ to hơn bình thường. Hiện tượng căng ngực sẽ biến mất sau khi kỳ kinh kết thúc.
Tình trạng đau tức ngực khi mang thai là một triệu chứng phổ biến và thường xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tình trạng đau tức ngực khi mang thai thường gặp là:
- Ngực có cảm giác căng lên, vùng nhũ hoa trở nên nhạy cảm và sẽ đau khi bị chạm vào
- Ngực có cảm giác gai gạo, mang lại cảm giác vô cùng khó chịu
- Nhũ hoa có kích thước lớn, vùng đầu và quầng nhũ hoa có màu sậm
- Đau ngực kèm đi tiểu nhiều, buồn nôn, thân nhiệt tăng
Các thông tin trên đã giải đáp thắc mắc ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai của nhiều người. Có thể thấy, căng tức ngực là dấu hiệu điển hình khi nữ giới mang thai.
2. Tại sao khi mang thai ngực lại căng tức?
Ngoài thắc mắc ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai không thì nhiều người cũng rất tò mò về vấn đề tại sao mang thai thì ngực lại căng lên như vậy. Có nhiều nguyên nhân khiến cho ngực bị căng lên khi mang thai như sau:
- Khi mang thai, mô xung quanh đầu ngực trở nên dày đặc và sần hơn, gây ra cảm giác đau và căng tức. Vùng gai gạo quanh đầu ngực cũng trở nên rõ ràng hơn và màu da có thể thâm, đậm hơn.
- Sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là progesterone và estrogen, có thể gây ra tình trạng đau ngực. Sự thay đổi này cũng ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên ngực, gây ra cảm giác căng tức.
- Trong quá trình mang thai, ngực phụ nữ sẽ tăng kích thước để chuẩn bị cho việc cho con bú sau này. Sự mở rộng và tăng kích thước này có thể gây đau và khó chịu.
- Ở tháng thứ 6 của thai kỳ, cơ thể bắt đầu sản xuất sữa non, gây ra đau ngực và căng tức ngực nhiều hơn.
- Sự tăng trưởng của tử cung và di chuyển của các cơ quan trong quá trình mang thai có thể gây căng thẳng và đau trong các cơ và mô mềm xung quanh ngực.
Lý do căng tức ngực khi mang thai
3. 4 cách giảm đau, căng tức ngực trong thai kỳ
Vậy là bạn đã biết ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai rồi đúng không. Ngoài các vấn đề về bệnh lý thì ngực căng tức là dấu hiệu mang thai. Để giảm cơn đau ngực khi mang thai, bạn có thể thực hiện các cách như sau:
Chọn áo ngực thoải mái
Việc chọn áo ngực không đúng cỡ có thể gây khó chịu cho phụ nữ không chỉ trong việc cố định ngực mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Để đảm bảo sự thoải mái và hỗ trợ tốt cho ngực, bạn nên chọn áo ngực phù hợp với kích cỡ ngực của mình.
Massage ngực
Bạn có thể đặt hai tay lên ngực và thực hiện các động tác massage theo chuyển động tròn đều trong khoảng 5 phút, nhưng cần tránh áp lực lên núm vú. Để tăng hiệu quả, bạn có thể sử dụng các loại dầu thiên nhiên như dầu ô liu, dầu dừa để kết hợp với massage. Hành động này giúp tăng lưu thông máu đến khu vực ngực, giúp giảm cảm giác căng thẳng nhanh chóng.
Cách giảm đau, căng tức ngực hiệu quả trong thai kỳ
Chườm lạnh
Nhiệt lạnh có tác dụng làm co mạch máu và giảm tuần hoàn đến vùng đau, từ đó giúp giảm đi các triệu chứng đau và viêm. Để thực hiện phương pháp này, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn sạch để bọc đá viên, sau đó chườm lên vùng ngực bị đau trong khoảng thời gian khoảng 15 phút. Tuy nhiên, cần lưu ý không chườm quá lâu để tránh làm tổn thương da.
Chườm nóng
Phương pháp này sử dụng nhiệt nóng để giãn mạch máu và tăng tuần hoàn đến vùng cơ bị căng cứng. Bạn có thể thực hiện bằng cách tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng, hoặc đổ nước ấm vào một chai và chườm lên vùng ngực. Hơi nóng từ nước sẽ giúp làm giảm căng thẳng và mang lại cảm giác dễ chịu cho bạn.
4. Đau ngực, căng ngực như thế nào cần phải đi khám bác sĩ
Ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai không? Có bao giờ bạn tò mò đau vòng 1 như thế nào thì nên đi thăm khám bác sĩ chưa. Nếu như cảm thấy vòng 1 quá đau, có các hiện tượng sau đây thì nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn thêm:
- Núm vú tụt hoặc bị thụt vô trong
- Màu sắc vùng da vú có sự thay đổi
- Tình trạng đau ngực xảy ra nhiều và không có dấu hiệu hết
- Quầng vú bị sưng và có dịch chảy ra từ núm vú
- Tình trạng đầu ti bị nứt nẻ
- Cảm thấy có khối u cứng ở vùng ngực, và khối u này không biến mất khi đã hết kỳ kinh nguyệt.
Đau ngực như thế nào thì nên đi khám
Như vậy, khám sản phụ khoa Hà Nội vừa giải đáp thắc mắc về việc ngực căng tức có phải dấu hiệu mang thai không? Tại sao khi mang thai thì ngực bị căng lên…Mong rằng với các thông tin trên, bạn đọc có thể nhận biết được tình trạng ngực căng tức là dấu hiệu mang thai hay là sự thay đổi của cơ thể. Nếu tình trạng ngực căng tức và đau nhói kéo dài, bạn nên đi khám sản khoa tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chi tiết hơn nhé.