Bị căng tức bụng dưới là dấu hiệu mang thai?

Bị căng tức bụng dưới là dấu hiệu mang thai?

Các cơn căng tức bụng dưới xảy ra ở chị em phụ nữ là triệu chứng thường hay gặp. Nhiều chị em đặt ra câu hỏi cơn căng tức bụng dưới là dấu hiệu mang thai hay không? Bởi lẽ, cơn đau này cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác có thể gặp phải. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn phân biệt được cơn căng tức bụng dưới do mang thai với các trường hợp khác.

1. Chị em khi bị căng tức bụng dưới là dấu hiệu mang thai?

Căng tức bụng dưới là dấu hiệu mang thai không là thắc mắc của rất nhiều chị em đang mong ngóng có con.

Theo bác sĩ sản khoa, đây có thể là dấu hiệu chị em đang mang thai. Nếu trường hợp đã quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp an toàn (đúng vào khoảng thời gian dễ thụ thai nhất) thì chỉ khoảng 10 ngày sau, tình trạng đau bụng dưới, tức tức nhẹ là dấu hiệu có thai sớm.

Quá trình thụ tinh bắt đầu diễn ra sau khi tinh trùng gặp trứng. Trứng thụ tinh sẽ tiến về phía buồng tử cung và bắt đầu làm tổ, cấy vào niêm mạc tử cung. Lúc này, chị em sẽ có cảm giác căng tức bụng dưới.

Căng tức bụng dưới là dấu hiệu mang thai sớm mà chị em cần lưu ý?

Hiện tượng căng tức bụng dưới khi mang thai này sẽ ra trong khoảng 2 tháng đầu của thai kỳ do cơ thể người mẹ chưa hoàn toàn thích nghi được với thai nhi đã hình thành và phát triển trong tử cung. Nhưng vẫn cần thêm các dấu hiệu khác để căn cứ nhận diện đây có phải do mang thai hay không.

Tuy nhiên, hiện tượng căng tức bụng dưới đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo cho việc mắc bệnh lý nguy hiểm.

2. Căng tức bụng dưới kèm theo các dấu hiệu nào để biết có thai?

Căng tức bụng dưới là dấu hiệu mang thai sớm sẽ biểu hiện như thế nào cho thấy cơ thể bạn đang chuẩn bị đón chào một thiên thần nhỏ. Có một số điểm khác biệt so với các cơn đau bụng do gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa hay đau bụng do đến tháng. Đau bụng khi có thai thường sẽ xuất hiện các đặc trưng của cơn đau như:

  • Vị trí xuất hiện cơn đau bụng lệch hẳn về một bên.
  • Hơi căng tức nhẹ vùng bụng dưới.
  • Các cơn đau bụng âm ỉ, lâm râm xuất hiện với tần suất xuất hiện không nhiều.
  • Thường chỉ kéo dài trong khoảng từ 3 ngày đến 1 tuần.
  • Khi cười, hắt hơi, đứng hoặc ngồi quá lâu có thể sẽ đau bụng dưới hơn.

Ngoài hiện tượng căng tức bụng dưới thì còn kèm các dấu hiệu có thai sớm như sau:

  • Máu báo thai: trong khi đã được thụ tinh từ 7- 14 ngày sẽ xuất hiện tình trạng máu ra rất ít màu hồng hoặc nâu, thời gian máu ra không quá 3 ngày.
  • Chậm kinh: trứng khi đã được thụ tinh thì chu kỳ sẽ không còn xuất hiện nữa nên chị em sẽ bị chậm kinh.
  • Ngực bị căng tức, to lên bất thường: trứng sau khi được thụ tinh thành công, cơ thể chị em phụ nữ sẽ tiết ra hormone báo hiệu cho một thai kỳ bắt đầu diễn ra. Gia tăng các hormone khiến chị em cảm thấy vùng ngực bị căng tức, bầu ngực cũng to hơn trước nhanh chóng.
  • Chuột rút: xuất hiện trong khoảng thời gian 7 – 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh thành công.
  • Đau đầu: nguyên nhân là do sự gia tăng hormone progesterone cộng thêm sự thiếu hụt nước trong cơ thể dẫn đến sự suy giảm số lượng hồng cầu trong máu, lượng máu không kịp cung cấp lên não gây tình trạng đau đầu hay còn gọi là đau đầu thai kỳ.
  • Tăng thân nhiệt: hiện tượng này xuất hiện khiến cơ thể cảm thấy nóng bừng, đặc biệt là khi đến gần ngày kinh thông thường của bạn. Điều này báo hiệu rằng thai đã làm tổ thành công trong buồng tử cung.
  • Dấu hiệu khác: táo bón, xì hơi, thay đổi tâm trạng, ốm nghén,…
Phân biệt giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt

Để khẳng định chắc chắn rằng bản thân có đang mang thai hay không, chị em nên đến thăm khám tại các cơ sở khám sản phụ khoa uy tín, để thực hiện những xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất.

3. Căng tức bụng dưới là dấu hiệu mắc bệnh lý nguy hiểm

Ngoài là một trong những dấu hiệu có thai sớm thì căng tức bụng dưới đôi khi cũng là dấu hiệu khi mắc các bệnh lý mà không nên coi thường khi tình trạng đau thường xuyên diễn ra.

  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: vùng bụng dưới sẽ đau tức và sẽ chuyển dần sang buốt và nhói, khiến người bệnh rất khó chịu.
  • Nhiễm trùng bàng quang: khó đi tiểu, vùng kín bị đau rát kèm tức bụng dưới.
  • Sỏi thận: căng tức vùng bụng dưới kèm theo các cơn đau nhẹ dưới xương sườn.
  • Đau dạ dày: chế độ ăn uống không khoa học gây đau dạ dày tạo nên các cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt vùng bụng dưới.
  • U xơ tử cung: đau tức bụng dưới kèm ra máu kinh nhiều, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến u ác tính (ung thư buồng trứng, ung thư tử cung).
  • U nang buồng trứng: khi khối u hình thành sẽ gây cản trở quá trình rụng trứng khiến cho vùng dưới đau và rối loạn chu kỳ kinh.
  • Sắp đến chu kỳ kinh nguyệt: khi sắp tới ngày kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp mạnh mẽ để tống lượng máu kinh ra ngoài, khiến cho chị em bị đau bụng dưới hay còn gọi là đau bụng trước kỳ kinh nguyệt.
  • Viêm vùng chậu: ngoài ra viêm nhiễm cơ quan sinh dục như buồng trứng, vòi trứng, tử cung cũng khiến chị em phụ nữ bị đau bụng dưới.
Gặp bác sĩ sản phụ khoa khi cơ thể có dấu hiệu khác thường

Khi có dấu hiệu căng tức bụng dưới kèm theo các dấu hiệu trên thì chị em nên đến khám sản khoa để thực hiện các xét nghiệm phát hiện bệnh lý, có phác đồ điều trị kịp thời.

Sau khi quan hệ 1 tuần các dấu hiệu có thai như ra máu bào thai, chậm kinh, căng tức ngực dễ dàng phát hiện. Một số dấu hiệu có thể báo hiệu hiện tượng mang thai giả.

4. 5 Cách xử lý khi đau bụng khi mang thai

Trong trường hợp quá trình thai làm tổ an toàn, chị em sẽ cảm nhận được sự xuất hiện của các cơn đau bụng âm ỉ kéo dài trong khoảng thời gian một vài ngày. Điều này không có quá nhiều yếu tố đáng lo ngại. Theo các chuyên gia y tế, vào tuần thứ 5 và thứ 6 khi thai đã di chuyển vào tổ thì hầu như sẽ xuất hiện các cơn đau bụng. Sau một thời gian, các cơn đau bụng sẽ tự hết. Tuy nhiên, chị em có thể làm giảm các cơn đau bụng khi mang thai bằng 5 cách cơ bản sau đây:

Thực hiện massage bụng nhẹ nhàng

Khi thực hiện massage bụng có thể làm giảm các cơn đau hiệu quả, tăng cường sự lưu thông máu. Bên cạnh đó, massage bụng còn có các tác dụng khác như:

  • Giảm tình trạng căng thẳng ở thai phụ và giúp tinh thần thoải mái.
  • Thai nhi được kích thích sự phát triển và nhận thức bởi sau một thời gian phát triển thì thai nhi sẽ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài.
  • Máu được lưu thông tốt hơn.

Hướng dẫn chị em phụ nữ cách massage bụng giảm đau:

  • Tại vùng bụng dưới, xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ.
  • Khoảng thời gian chỉ nên tầm 5 phút mỗi ngày trong vòng 3 tháng đầu.
  • Nên xoa bụng cố định vào một thời điểm trong ngày.
  • Sử dụng kết hợp với một số loại tinh dầu giúp thư giãn, giảm đau.
  • Vì thời gian này thai bắt đầu làm tổ, nếu kích thích quá mạnh có thể dẫn đến co bóp tử cung gây ra sảy thai nên chỉ thực hiện trong vài phút.

Bổ sung thêm các khoáng chất thiết yếu

Trong những tuần đầu thai kỳ sẽ rất quan trọng vì lúc này thai cần làm tổ trong tử cung. Chính vì vậy lúc này sức khỏe của người mẹ cần được quan tâm và chủ động bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu để thai để giúp thai có thể làm tổ và bám chắc được vào thành tử cung.

Để tránh nguy cơ dị tật thai nhi, chị em có thể bổ sung vitamin tổng hợp có hàm lượng axit folic cao. Bởi vào thời điểm thai từ 1 – 6 tuần tuổi, chị em sẽ rất khó có thể phát hiện mình có đang mang thai hay không và chưa nắm rõ được đau bụng như thế nào là có thai.

Bở vậy, chị em phụ nữ nên chú ý đến các dấu hiệu mang thai để biết cách bổ sung thêm dưỡng chất cho phù hợp.

Duy trì hàm lượng chất xơ và trái cây trong chế độ ăn

Để thai nhi phát triển toàn diện, thai phụ trong thời gian này cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra, thai phụ mang thai tháng đầu còn có các loại vitamin bổ sung tăng cường ở trái cây và thực phẩm.

Axit folic trong trái cây và thực phẩm:

  • Giúp thai nhi phát triển và phân chia tế bào.
  • Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở người mẹ, giảm tỷ lệ sinh non, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư như: ung thư tử cung, ung thư vú, ung thư ruột kết.
  • Nên ăn trái cây có múi như bưởi, cam, quýt hoặc bơ, chuối, đu đủ chín.

Sắt trong hoa quả:

  • Tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu ở thai nhi.
  • Người mẹ giảm gặp phải tình trạng thiếu máu, tiền sản giật, vỡ ối sớm.
  • Chế độ dinh dưỡng nên ăn cà chua, quả chà là, lựu kết hợp thêm các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thụ sắt.

Vitamin B6 trong trái cây:

  • Ngăn ngừa được một số vấn đề sau sinh ở thai nhi như: nhẹ cân, bệnh chàm, giúp phát triển trí não và hệ thần kinh.
  • Giảm tình trạng ốm nghén ở thai phụ và duy trì lượng đường trong máu.
  • Các thực phẩm nên ăn như: bơ, chuối, trái cây khô.

Vitamin C trong trái cây:

  • Thai nhi được tăng cường các mô và mạch máu, cung cấp thêm oxy cho bào thai.
  • Hỗ trợ điều trị táo bón khi mang thai, bảo vệ cơ thể, phòng chống nhiễm trùng để hấp thụ sắt tốt hơn.
  • Trái cây nên ăn: cam, quýt, ổi, kiwi, bưởi, nho,…
  • Không nên ăn dứa tránh tình trạng tăng sự co bóp tử cung gây sảy thai.

Hạn chế mặc quần áo quá bó sát vào người

Thai phụ mặc quần áo quá bó sát vào người, nhất là vùng ở bụng, đùi sẽ làm cản trở quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng thai nhi, có thể làm nặng lên các cơn đau bụng, căng tức bụng ở thai nhi.

Vì vậy, nếu thai còn nhỏ, chị em có thể mặc những bộ đồ phù hợp, vừa vặn với cơ thể, không nên quá bó sát. Sau một khoảng thời gian, thai lớn dần thì nên mặc những loại quần dành cho thai phụ hoặc váy bầu để giúp thai nhi dễ dàng phát triển hơn.

Ngồi ở tư thế thoải mái

Khi ngồi ở tư thế thoải mái sẽ giúp máu dễ được lưu thông và thai nhi sẽ không gặp khó chịu. Tư thế thoải mái của thai phụ như: ngồi thẳng, chân đặt lên ghế. Bên cạnh đó, thai phụ không nên đứng quá lâu, dễ gây tình trạng đau lưng dưới, phù nề chân khi thai nhi đã phát triển ở mốc lớn hơn.

5. Chị em cần lưu ý khi bị đau bụng khi mang thai

Chị em phụ nữ không nên quá lo lắng về những cơn đau bụng trong thời gian đầu mang thai. Theo bác sĩ sản phụ khoa, tỷ lệ 80% chị em khi mang thai trong khoảng 1 – 6 tuần sẽ đều gặp các cơn đau bụng âm ỉ do thai làm tổ. Nhưng khi gặp các cơn đau bụng với thời gian kéo dài kèm các dấu hiệu bất thường sau đây thì chị em nên chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

  • Vùng bụng đau dữ dội.
  • Xuất huyết âm đạo không giống với máu báo thai.
  • Đau quặn bụng quặn từng cơn và không có dấu hiệu giảm.
  • Đi ngoài, nôn hoặc buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê.
  • Cơ thể dễ chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi.

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung, nên thực hiện thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán và hướng điều trị hiệu quả, an toàn.

Như vậy, khám sản phụ khoa Hà Nội vừa trả lời cho chị em câu hỏi ‘’Bị căng tức bụng dưới là dấu hiệu mang thai’’.  Mặc dù căng tức bụng dưới là một trong nhiều dấu hiệu mang thai nhưng không phải chị em phụ nữ nào có biểu hiện này và cũng đồng nghĩa với việc sắp làm mẹ. Trong một vài trường hợp, đây còn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang có vấn đề và cần được thực hiện thăm khám sớm với bác sĩ sản phụ khoa giỏi ở Hà Nội để có hướng điều trị phù hợp.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *