8 Dấu hiệu mang thai lần 2 sau sinh mổ mà chị em cần biết

Dấu hiệu mang thai lần 2 sau sinh mổ mà chị em cần biết?

Dấu hiệu mang thai lần 2 sau sinh mổ cũng sẽ có những điểm tương đồng với mang thai lần đầu tiên, tuy nhiên cũng sẽ có một số điểm khác biệt riêng ở tùy từng người. Chị em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Khám sản phụ khoa Hà Nội để có thêm thông tin chi tiết và những điều cần lưu ý nhé!

1. 8 dấu hiệu mang thai lần 2 sau sinh mổ

Lượng sữa của người mẹ giảm nhanh đột ngột

Trong trường hợp đang chăm con bằng sữa mẹ thì dấu hiệu mang thai lần 2 sau sinh mổ được dễ nhận ra nhất là lượng sữa bỗng giảm đột ngột mà không báo trước. Theo bác sĩ chuyên khoa, đã xác minh được rằng khả năng tạo sữa của người mẹ giảm đi nhiều như vậy là dấu hiệu dễ thấy cho việc mang thai lần 2. Điều rõ nhận thấy là thời điểm sau 2 tháng đầu mang thai nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp lượng sữa người mẹ đã giảm ngay từ tháng đầu tiên.

Bé giảm sự hứng thú với sữa mẹ

Sự thụ tinh diễn ra tức là khi tinh trùng gặp trứng trong tử cung, thì sẽ dẫn đến sự thay đổi tức thời về nội tiết tố. Đi kèm với sự thay đổi nội tiết tố thì chất lượng sữa mẹ cũng thay đổi, từ đó mà bé giảm sự hứng thú với sữa mẹ. Tuy đây cũng là một trong số dấu hiệu mang thai lần 2 sau sinh mổ nhưng để có sự nhận định chính xác hơn, chị em nên theo dõi thêm cả các dấu hiệu khác nữa nhé.

Dấu hiệu mang thai lần 2 sau sinh mổ: bé giảm sự hứng thú với sữa mẹ

Mẹ luôn thấy khát nước

Sau khi sinh mổ, nếu trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ sẽ hiểu được rằng việc bản thân luôn khát nước và muốn uống nhiều nước do cơ thể người mẹ phải chuyển hóa các chất, trong đó có nước, thành phần để cho bé bú.

Nhưng nếu hiện tượng khát nước này xảy ra bất thường và kéo dài hơn thì các mẹ hãy chú ý nhé, vì trong trường hợp vừa cung cấp nước để tạo sữa, vừa cấp nước nuôi thai nhi thì đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy rằng người mẹ đang có khả năng mang thai. Hiện tượng này thường rất dễ nhận biết bằng việc lắng nghe và quan sát cơ thể mình.

Ngực mẫn cảm hơn hoặc bị đau

Dù cho bạn có từng sinh mổ hay chưa từng sinh mổ thì dấu hiệu đau ngực hay ngực mẫn cảm hơn bình thường cũng là dấu hiệu báo mang thai dễ dàng nhận biết. Đối với người mẹ cho con ti sữa mỗi ngày, thì cơn đau nhiều với khoảng thời gian kéo dài được các bác sĩ nhận định là một dấu hiệu báo đã mang thai.

Còn với chị em mang thai lần đầu, ngực sẽ cảm thấy mẫn cảm hơn bình thường và đau nhức. Chung quy, nếu xuất hiện dấu hiệu như trên thì khả năng cao là chị em đã mang thai, nên đến bệnh viện kiểm tra để có được kết quả chính xác nhất.

Dấu hiệu mang thai lần 2 sau sinh mổ: ngực chị em cảm thấy mẫn cảm hơn hoặc bị đau

Cơ thể nhanh mất sức, mệt mỏi

Người mẹ vừa sinh mổ xong nếu tình trạng mệt mỏi xảy ra nhiều thì khả năng cao là gia đình đón thêm thành viên mới. Dù đây cũng là một dấu hiệu báo mang thai thông thường nhưng tùy vào từng thời điểm mà chị em sẽ có những nhận định khác nhau. Do cùng lúc phải thực hiện 3 nhiệm vụ: phục hồi sức khỏe sau sinh, tạo sữa nuôi con và nuôi thai nhi mới hình thành trong bụng nên sức khỏe của mẹ sẽ bị giảm dần rõ rệt, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.

Ốm nghén

Đây chính là dấu hiệu mang thai lần 2 sau sinh mổ của người mẹ rõ ràng nhất. Trong khoảng thời gian này, các mẹ sẽ xuất hiện các cơn đau đầu, buồn nôn, choáng váng, chóng mặt, buồn ngủ,…

Các dấu hiệu trên thông báo rằng người mẹ có những sự thay đổi trong nội tiết tố. Sau sinh mổ vừa phải phục hồi cơ thể, vừa bị ốm nghén thì đây quả thực là một thách thức lớn cho người mẹ. Do đó, chị em nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung thêm các dưỡng chất phù hợp, tránh để cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến suy nhược.

Ốm nghén dấu hiệu báo mang thai dễ dàng nhận biết nhất

Bị chuột rút nhiều

Nếu tình trạng chuột rút xuất hiện nhiều, người mẹ cần chú ý vì rất có thể bản thân đã mang thai. Đây là một dấu hiệu rất đáng ghi nhận phát hiện chị em có thai vì tần suất lặp lại và cảm giác khó chịu rất khác biệt.

Nhanh thấy đói

Biểu hiện nhanh đói được xếp vào một trong các dấu hiệu mang thai sau sinh mổ, tuy nhiên dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn nhất đối với các mẹ bầu. Nguyên nhân do việc tạo sữa cũng đã tốn nhiều dinh dưỡng của mẹ nên sẽ cảm thấy hay đói. Do đó dễ nhầm lẫn với việc cơ thể đang cần thêm thức ăn để tạo sữa chứ không phải đang báo mang thai. Nhưng nếu các cơn đói xuất hiện ngày càng nhiều và rõ rệt, thậm chí là lấn át hẳn các dấu hiệu khác thì chị em nên lưu ý hơn nhé,vì khả năng mang thai là rất cao.

2. Thời gian sau sinh mổ bao lâu là có thể mang thai an toàn

Mang thai sớm sau sinh mổ có thực sự an toàn đối với mẹ và thai nhi? Tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người mà sẽ có thời gian phục hồi sau sinh mổ khác nhau. Việc hồi sức do mất máu hay gắng đẻ sẽ đều cần khoảng thời gian để cơ thể quay lại trạng thái tốt nhất, lúc đó chị em có thể tự tin mang thai. Các bác sĩ đưa ra khuyến nghị rằng thời gian tối thiểu để mang thai sau sinh mổ là 3 năm.

Thêm một lý do để việc mang thai trì hoãn là sau khi sinh mổ, vết mổ ở tử cung người mẹ không thể nào lành lại trong một sớm một chiều. Nếu vẫn cố gắng sinh con thì có thể gây biến chứng rách vết mổ trước cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Khi chị em có thai quá sớm sau thời gian sinh mổ, sẽ rất vất vả trong quá trình vừa nuôi con nhỏ vừa dưỡng thai, đặc biệt là trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ thì lại càng thêm khó khăn. Do đó, việc mang thai sớm sau sinh mổ sẽ đem lại những ảnh hưởng không được tích cực.

3 năm là khoảng thời gian thích hợp mang thai lần 2 sau sinh mổ

Nhiều trường hợp mang thai sớm sau sinh mổ và mẹ lại quyết định bỏ con vì nhiều lý do chủ quan. Đối với những trường hợp này nên thực hiện thăm khám tại bệnh viện với bác sĩ để được tư vấn cụ thể, bởi nếu thai nhi hoàn toàn phát triển bình thường và mẹ có khả năng thì việc nuôi bé trong bụng mẹ là điều hoàn toàn có thể.

Tuy rằng có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề nếu như các mẹ mang thai sớm ngay sau khi sinh mổ, nhưng không phải trường hợp nào cũng phải đối mặt với các vấn đề hay biến chứng. Nhưng không được chủ quan mà cần phải theo dõi hết sức chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai. 

Kể cả khi lựa chọn bỏ thai bằng các thủ thuật phổ biến hiện nay như nạo hút thì cũng sẽ có thể gặp phải những nguy hiểm đe dọa đến người mẹ. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ sản khoa để đưa ra quyết định hợp lí và an toàn nhất.

3. Nguy cơ với mẹ và con khi mang thai lần 2 sau sinh mổ

Nguy hiểm với mẹ

Bục tại vết sẹo mổ cũ

  • Đây được xem là tai biến sản khoa nghiêm trọng, có thể phải đối mặt trong những trường hợp mang thai lần 2 quá gần với thời điểm lần sinh mổ đầu (6 – 9 tháng). Tình trạng này có thể xảy ra vào khoảng thời gian 3 tháng giữa hoặc cuối chu kỳ.
  • Nguyên nhân do khi thai phát triển to dần, tạo áp lực lên vết mổ cũ, nhất là khi áp lực mạnh khi tử cung có cơn co có thể khiến bục vết mổ. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng cả mẹ và con. Do vậy, người mẹ cũng cần hết sức để ý đến sức khỏe của bản thân. 
  • Đặc biệt, ngay khi thấy có các dấu hiệu như: đau nhói tại vùng bụng hay ở vết mổ cũ, cần đi kiểm tra ngay với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sự an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.

Thai nhi bám vào vết mổ cũ

  • Tình trạng này có thể hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, được coi như một trường hợp thai ngoài tử cung. Thai có thể làm tổ và phát triển ngay trên vết mổ cũ gây chảy máu nặng và bắt buộc phải lựa chọn bỏ thai. 
  • Trường hợp khác, tại vết mổ cũ, rau thai có thể bám sâu vào lớp cơ tử cung gây ra tình trạng rau cài răng lược. Nặng hơn, rau thai có thể xuyên thủng tử cung gây chảy máu dữ dội, cần phải giải quyết bằng cách cắt toàn bộ tử cung và truyền máu, nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng của người mẹ.

Nguy cơ với con

Mang thai tại thời điểm quá gần với lần sinh mổ đầu tiên cũng gây những ảnh hưởng nhất định đối với trẻ. Hay gặp nhất là trẻ sinh ra bị vàng da, nhẹ cân, giảm thính lực, giảm sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ khi lớn lên.

4. Mang thai lần 2 sau sinh mổ, chị em cần chú ý gì?

Quá trình mang thai lần 2 sau sinh mổ do có thể có những nguy cơ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con nên đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Kiểm tra sức khỏe toàn diện và tình trạng sẹo mổ cũ khi có kế hoạch mang thai.
  • Khi phát hiện bản thân mang thai, cần tới cơ sở uy tín để kiểm tra, theo dõi. Thông báo với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng lần sinh nở trước: thời gian và lý do mổ đẻ, tiền sử bệnh lý, diễn biến phục hồi sức khỏe sau sinh mổ.
  • Tuân thủ lịch khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có thể kịp thời phát hiện được vấn đề bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con.
Thực hiện kiểm tra sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa
  • Thường xuyên quan sát và  theo dõi tình trạng sức khỏe. Khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là hiện tượng đau ở vết mổ cũ hoặc khu vực khung chậu thì đến ngay cơ sở y tế.
  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, bổ sung các dưỡng chất còn thiếu cho cơ thể và duy trì mức cân nặng cho phép.
  • Trước sinh 2 tuần cần chủ động nhập viện để kiểm tra sức khỏe, đảm bảo cho quá trình vượt cạn an toàn.
  • Thực hiện tiêm uốn ván khi mang thai lần 2 để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng trong thai kỳ.

Mặc dù xuất hiện nhiều nguy cơ mang thai lần 2 sau sinh mổ, nhưng chị em cũng không nên quá lo lắng. Việc tuân thủ những lời khuyên trên sẽ giúp chị em có được thai kỳ an toàn. Các dấu hiệu mang thai lần 2 sau sinh mổKhám sản phụ khoa Hà Nội đưa ra là các dấu hiệu khởi đầu nhưng chị em nên lưu ý. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết về việc mang thai lần 2 sau sinh mổ.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *