Buồn nôn sau khi ăn có thai không? 3 cách điều trị

Nhiều chị em gặp phải trình trạng bị buồn nôn sau khi ăn no và thắc mắc không rõ liệu đây có phải là dấu hiệu đã mang thai không. Và mang thai sẽ chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Do vậy, dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc “Buồn nôn sau khi ăn có thai không?” cũng như các cách điều trị hiệu quả. 

1. Chán ăn, buồn nôn sau khi ăn có thai không?

Chán ăn hay buồn nôn sau khi ăn có thể là một trong những biểu hiện của việc mang thai. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng 70% chị em có thai sẽ có cảm giác buồn nôn trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Và tình trạng này cũng có thể xuất hiện từ tuần 1-2 của thai kỳ. Sau khi bước qua tháng thứ 4, thứ 5 thì các triệu chứng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, một số chị em sẽ gặp tình trạng buồn nôn đến tận ngày sinh. 

Chán ăn, buồn nôn sau khi ăn có thai không?

Chị em nên theo dõi tất cả các biểu hiện thay đổi của cơ thể cũng như những dấu hiệu liên quan đến tình trạng buồn nôn sau ăn để xác định rõ nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp thời. Nếu chị em đã mang thai thì sẽ cần có những cách chăm sóc trong những tuần đầu thai kỳ để thai nhi luôn khỏe mạnh. Còn nếu không thì có thể đây sẽ là dấu hiệu của một số bệnh lý. 

2. Triệu chứng buồn nôn sau ăn ở phụ nữ có thai

Không có nguyên nhân chắc chắn nào khiến cho các mẹ bầu buồn nôn sau khi ăn. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra chủ yếu có liên quan tới việc gia tăng nồng độ hCG khi mang thai. Trong thời kỳ đầu tiên khi mang thai, hCG thường có nồng độ lớn và nó sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 48 đến 72 tiếng. 

Đây là nguyên nhân gây ra các tình trạng nghén khi mang thai như buồn nôn, chóng mặt. Một số triệu chứng buồn nôn sau khi ăn thường gặp ở chị em khi mang thai là: 

  • Chị em sẽ cảm thấy nhạy cảm với mùi thức ăn, dù đó có thể là món mà trước đây chị em rất thích ăn. Khi bị kích thích về mùi và vị của một số loại thực phẩm thì các chị em sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Và mỗi thai phụ thì sẽ nhạy cảm với một mùi khác nhau. 
  • Dù là khi ăn xong hay bất kỳ thời điểm nào trong ngày thì tình trạng buồn nôn cũng có thể xảy ra
  • Buồn nôn quá nhiều khiến chị em ăn không ngon, từ đó dẫn tới việc hoa mắt, chóng mặt và sụt cân, cơ thể sẽ không có đầy đủ dưỡng chất. 
Dù là khi ăn xong hay bất kỳ thời điểm nào trong ngày thì tình trạng buồn nôn cũng có thể xảy ra

3. Các nguyên nhân khác dẫn đến buồn nôn sau khi ăn

“Buồn nôn sau khi ăn có mang thai không?” Và câu trả lời là có thể. Do ngoài việc mang thai thì tình trạng buồn nôn cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, có thể kể tới như sau: 

Buồn nôn sau khi ăn có thể là bị dị ứng, ngộ độc thức ăn

Nhiều chị em sau khi ăn một số loại thực phẩm thì cơ thể sẽ bị kích thích làm cho dạ dày bị co bóp mạnh, từ đó theo phản xạ mà thức ăn sẽ bị đẩy ra ngoài từ đường miệng. Đây là lý do khiến chị em cảm thấy bị buồn nôn sau khi ăn xong. 

Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể kể tới là hải sản, lạc, trứng, sữa, đồ uống có cồn,…Và sau khi ăn xong bị buồn nôn vì ngộ độc, dị ứng sẽ chỉ là dấu hiệu cảnh báo cấp độ nhẹ. Trong trường hợp này chị em chỉ cần nôn xong và nghỉ ngơi là cơ thể sẽ ổn định trở lại. 

Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng có thể kể tới là hải sản, lạc, trứng, sữa, đồ uống có cồn

Còn trong trường hợp bị ngộ độc nặng hơn thì chị em có thể sẽ bị nôn liên tục, cơ thể mệt mỏi kèm kiệt sức, chóng mặt. Đây là trường hợp ngộ độc cấp tính và chị em sẽ phải nhập viện để rửa ruột và điều trị kịp thời. 

Buồn nôn có thể là dấu hiệu bệnh dạ dày

Một trong những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh dạ dày đó là buồn nôn sau khi ăn. Với những người có đường tiêu hoá kém thì niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị kích thích và gây cảm giác buồn nôn sau khi ăn no. Đi kèm với nó là cảm giác đầy hơi, chướng bụng, đau vùng thượng vị. 

Một trong những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh dạ dày đó là buồn nôn sau khi ăn

Nhiễm ký sinh trùng gây buồn nôn sau khi ăn

Trong quá trình ăn uống thì vi khuẩn vì nhiều lý do có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể của chị em, gây nhiễm trùng đường tiêu hoá và từ đó làm buồn nôn, khó chịu. Đây cũng là một bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá nhưng nằm ở phần đường ruột nhiều hơn. 

Bệnh túi mật gây buồn nôn sau ăn

Sau khi ăn xong cảm thấy buồn nôn có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh về túi mật như viêm túi mật hay sỏi mật. Đa số người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn cả trong khi ăn và sau khi ăn, kèm theo đó là tình trạng đau bụng ở phía bên phải. 

Sau khi ăn xong cảm thấy buồn nôn có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh về túi mật

Ăn vào buồn nôn có thể là bệnh viêm tụy

Ngoài các bệnh về dạ dày, đường tiêu hoá hay túi mật thì buồn nôn sau khi ăn có thể là biểu hiện của bệnh viêm tụy. Người bệnh sau khi ăn xong có thể sẽ thấy bị chứng bụng, đầy hơi, bụng đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở bên phải phía trên. 

Đây đều là những nguyên nhân thường gặp gây ra triệu chứng buồn nôn sau khi ăn. Tuy nhiên, để có thể nắm rõ nhất được tình trạng bệnh lý của bản thân hoặc biết xem buồn nôn sau khi ăn có thai không thì chị em sẽ cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ. 

4. Cách giảm triệu chứng buồn nôn sau khi ăn

Dưới đây là một số cách giúp giảm triệu chứng buồn nôn sau khi ăn mà chị em có thể tham khảo và áp dụng. 

Giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai

Với chị em đang mang thai, các biện pháp giảm buồn nôn sẽ có phần hạn chế hơn. Chị em có thể tham khảo một số cách để giảm buồn nôn sau khi ăn hoặc trong suốt quá trình thai kỳ như sau: 

  • Hạn chế tiếp xúc với các loại thực phẩm gây kích thích như hải sản, mắm tôm,…hay các thực phẩm nặng mùi dễ gây buồn nôn
  • Uống nhiều nước, chia thành nhiều lần trong ngày và mỗi lần uống từng ngụm nhỏ để ngăn ngừa cảm giác buồn nôn
  • Tránh để dạ dày rộng mà chị em hãy chia nhỏ khẩu phần ăn, bổ sung thêm nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh, thực phẩm chứa nhiều protein. 
  • Không sử dụng các loại thực phẩm chức năng khi bụng rỗng vì dễ gây cảm giác buồn nôn
  • Khi buồn nôn hãy dùng các thực phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, bánh gừng. Lưu ý nên lựa chọn các sản phẩm ít ngọt hoặc dành cho người ăn kiêng
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, ngủ đủ giấc và vận động nhẹ nhàng
  • Trong trường hợp chị em bị ốm nghén, buồn nôn nặng dẫn tới sụt cân hay mất nước thì cần nhập viện để theo dõi sát sao. 
Chị em đang mang thai nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Giảm buồn nôn đối với bệnh lý – đi khám 

Đối với các chị em gặp tình trạng bị buồn nôn sau khi ăn nhưng không phải do mang thai thì điều đầu tiên cần xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh cũng như tới các cơ sở y tế khám sản khoa để được tư vấn và tìm biện pháp điều trị. Ngoài ra, chị em cũng có thể tự áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng buồn nôn một cách nhanh chóng: 

  • Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm, trong khi đó khoảng 3-5 phút hãy nắm chặt tay lại để giảm cảm giác buồn nôn
  • Bấm huyệt cũng là một trong những biện pháp khắc phục chứng buồn nôn sau ăn hiệu quả. Chị em có thể thực hiện bằng cách dùng đầu ngón tay, ấn mạnh vào gân mềm giữa xương ngón trỏ và ngón cái, đồng thời xoa bụng liên tục trong 5 phút là sẽ hết khó chịu
  • Uống nước lá húng quế: sử dụng một nắm lá húng quế phơi khô, hãm với 200ml nước sôi trong khoảng 5 phút và uống. 
  • Khi có cảm giác buồn nôn, hãy uống ngay một cốc nước ấm và ăn một quả chuối chín sẽ giúp làm dịu bụng, giảm buồn nôn. 
  • Uống 1 ly trà quế hoặc nhâm nhi một nhánh quế nhỏ cũng vừa giúp cải thiện hệ tiêu hoá, vừa giúp giảm triệu chứng buồn nôn
Uống 1 ly trà quế hoặc nhâm nhi một nhánh quế nhỏ cũng vừa giúp cải thiện hệ tiêu hoá, vừa giúp giảm triệu chứng buồn nôn

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “Buồn nôn sau khi ăn có thai không?” của khám sản phụ khoa Hà Nội. Sau khi ăn xảy ra hiện tượng buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả việc mang thai. Để nắm rõ tình trạng sức khoẻ của bản thân, chị em nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị tối ưu nhất. 

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *