Những tháng đầu thai kỳ nên ăn gì? kiêng ăn gì 3 tháng đầu

Những tháng đầu thai kỳ nên ăn gì là sự quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu. Vì đây là giai đoạn phát triển vô cùng quan trọng của thai nhi. Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp phát triển trí não một cách toàn diện, ngăn được các nguy cơ dị tật bẩm sinh. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu tìm hiểu những tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì và 5 nhóm thực phẩm dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Tháng đầu thai kỳ nên ăn gì?

Có rất nhiều loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không phải bất kỳ loại nào cũng tốt cho mẹ bầu. Vậy tháng đầu thai kỳ nên ăn gì? Dưới đây là một số các thực phẩm nên bổ sung cho mẹ bầu trong những tháng đầu khi mang thai:

Thực phẩm giàu axit folic

Theo nghiên cứu, việc bổ sung axit folic trước và trong thời gian đầu thai kỳ giúp mẹ giảm thiểu đến 71% khả năng bị dị tật ống thần kinh cho bé – gồm dị tật nứt cột sống (spina bifida) và dị tật thai vô sọ (anencephaly) – một dị tật mà não thai nhi không phát triển hoàn chỉnh do thiếu hụt axit folic.

Ăn nhiều thực phẩm chứa folate sẽ giúp phòng ngừa trước các bệnh lý thiếu máu

Do đó, những tháng đầu thai kỳ nên ăn gì có chứa axit folic sẽ giúp bé tránh khỏi các dị tật bẩm sinh giai đoạn sớm. Các loại thức ăn chứa axit folic như:

  • Gan động vật và những loại rau sạch (cải bó xôi, súp lơ, bông cải xanh,…)
  • Các loại đậu (đậu đũa, đậu xanh, đậu phộng,…)
  • Tinh bột (gạo, bột mì,…)
  • Các loại trái cây (bơ, chuối, xoài,…)

Không những vậy, axit folic cũng là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9) vô cùng thiết yếu. Axit folic giúp sửa chữa DNA và tái tạo mô mới, hình thành hồng cầu và tăng trưởng của tế bào mô. Do đó, ăn nhiều thực phẩm chứa folate sẽ giúp mẹ và bé phòng ngừa trước các bệnh lý thiếu máu.

Thực phẩm giàu sắt

Để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, trong những tháng đầu mẹ bầu nên ăn thực phẩm chứa nhiều sắt. Vì đây là khoáng chất chính giúp cấu tạo nên huyết sắc tố hemoglobin giúp vận chuyển oxy tới các mô và cơ quan bên trong cơ thể. Theo Tổ chức y tế (WHO) ước tính thì có tới 21% các mẹ bị mắc bệnh thiếu máu trong thai kỳ. Việc uống bổ sung thuốc sắt hàng ngày được chứng minh có thể giảm thiểu rủi ro mắc bệnh thiếu máu của thai phụ xuống hơn 75%.

Các mẹ bầu được khuyến cáo nên ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt

Do đó, để phòng các biến chứng thai kỳ nguy hiểm do bị mắc bệnh thiếu máu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã khuyến cáo các mẹ bầu nên được bổ sung đầy đủ 41.1 mg sắt /ngày thông qua việc ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm giàu sắt. Một số loại thực phẩm chứa sắt như: thịt đỏ, hải sản, các loại rau lá có màu xanh đậm, hạt và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.

Thực phẩm giàu DHA

DHA là loại axit béo omega-3 có vai trò quan trọng đối với việc phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

  • DHA có vai trò điều hoà nội môi cho mạch máu
  • Làm gia tăng sự di động tế bào
  • Thúc đẩy quá trình hình thành synap (điểm tiếp hợp thần kinh)
  • Cải thiện hoạt động của tế bào cảm quang ở võng mạc mắt.

Mặt khác, nhiều nghiên cứu cũng cho biết rằng việc cung cấp 1000mg DHA mỗi ngày cũng giúp làm giảm khoảng 50% nguy cơ sinh non của mẹ bầu.

Việc bổ sung DHA giúp não bộ thai nhi phát triển một cách hoàn thiện

Một số thực phẩm chứa nhiều DHA như: mỡ của các loại cá béo vùng nước lạnh gồm cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu và cá mòi. Bên cạnh đó, DHA còn chứa nhiều trong các loại hạt (hạt lanh, hạt hạnh nhân, hạt chia, hạt óc chó,…) và các loại dầu thực vật.

Thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần cơ bản của tất cả các tế bào trong cơ thể con người. Các nghiên cứu đã cho thấy, một chế độ ăn giàu protein sẽ giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh có thể gây dị tật thai nhi.

Bổ sung thực phẩm giàu protein ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng

Do đó, những tháng đầu thai kỳ nên ăn gì chứa nhiều protein để ngăn ngừa sớm tình trạng suy dinh dưỡng bào thai ở trẻ và giúp trẻ đạt được các số đo về kích thước, cân nặng theo đúng tiêu chuẩn. Một số loại thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá, sữa và các loại đậu.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển mắt và tầm nhìn của thai nhi. Việc thiếu hụt vitamin A trong thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến mắt và tầm nhìn ở trẻ sơ sinh.

Không những thế, vitamin A còn giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, hỗ trợ tế bào phôi thai phát triển và biệt hóa thành các cơ quan tốt hơn. Từ đó giúp bé phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện. Thực phẩm giàu vitamin A có trong các loại rau củ quả có màu vàng, cam (cà rốt, bí đỏ, cà chua, khoai lang,  ớt chuông đỏ, xoài, mơ, dưa hoàng kim, đu đủ, …), rau lá xanh đậm,…

Thực phẩm giàu Vitamin D

Trong những tháng đầu khi mang thai, khung xương của bào thai sẽ phát triển rất nhanh. Do đó, những tháng đầu thai kỳ nên ăn gì chứa nhiều vitamin D, giúp cơ thể tăng cường hấp thụ canxi, sẵn sàng cho thai nhi phát triển vượt trội.

Thực phẩm bổ sung vitamin D cho mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ

Để tăng cường vitamin D, các mẹ bầu có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu như: các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích,…), một số loại nấm (nấm hương, nấm mồng gà, nấm mỡ, nấm bụng dê,…), lòng đỏ trứng, sữa, gan động vật, sữa chua, bơ động vật và pho mát,…

Mẹ bầu không nên ăn gì trong những tháng đầu?

Thực hiện nghiêm túc các chế độ dinh dưỡng trong những tháng đầu thai kỳ sẽ giúp cho mẹ và bé khỏe mạnh. Vậy tháng đầu thai kỳ không nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm mà mẹ bầu cần lưu ý không nên ăn tránh những rủi ro đáng tiếc.

Tháng đầu thai kỳ không nên ăn gì?

  • Các loại đồ ăn nhanh, đóng hộp nhiều dầu mỡ: Khoai tây chiên, pizza, gà rán,… Những loại đồ ăn này sẽ làm mẹ thừa cân nhanh mặt khác cũng là tác nhân làm cao huyết áp.
  • Gan động vật: Mặc dù gan có chứa khá nhiều Vitamin A, nhưng lượng này khá cao nên không tốt đối với sức khỏe mẹ và bé. Ngoài ra gan cũng chứa nhiều cholesterol là tác nhân tạo ra những bệnh nguy hiểm về tim mạch và huyết áp.
Một số loại thực phẩm không nên ăn trong những tháng đầu thai kỳ
  • Một số loại rau: Rau răm, lá ngải cứu, rau ngót, hay rau sam. Mặc dù trong thực đơn dành cho bà thai 3 tháng đầu tiên luôn khuyên dùng nhiều rau xanh. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng có lợi đối với mẹ và bé. Ví dụ như rau sam sẽ làm teo cơ vùng âm đạo và dễ dẫn đến sảy thai. Rau ngót chứa nhiều Papaverin. Ăn nhiều loại rau này mẹ có khả năng gây teo niêm mạc âm đạo và nguy cơ sảy thai cao.
  • Đu đủ xanh và nhãn: Nếu ăn nhiều những quả này mẹ bầu sẽ bị co thắt tử cung, nóng trong, táo bón,… Đã có rất nhiều trường hợp bị dọa sảy thai, sảy thai, sinh non do ăn quá nhiều đu đủ xanh và quả nhãn.
  • Chất kích thích, gây nghiện, đồ uống có gas như bia, rượu, nước ngọt có ga,… Các chất này làm khu trung khu thần kinh trung ương của mẹ  bầu có thể bị hưng phấn, tăng nhịp tim, gây mất ngủ, hoa mắt, ù tai. Tình trạng này khiến mẹ bầu lo âu, mệt mỏi, tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu đầy đủ chất

  • Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa chính thì mẹ có thể phân chia làm 6 – 7 bữa nhỏ xen kẽ giúp dạ dày không quá căng cứng và hạn chế tình trạng buồn nôn do chứng ốm nghén.
  • Ăn thực phẩm dễ tiêu hoá: Tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh và đồ chiên nóng nhiều chất béo và chú ý lựa chọn những món dễ tiêu như canh, cháo, ngũ cốc hoặc các loại hạt và những loại đậu, trái cây hoặc những món có nhiều rau củ.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp cho mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh
  • Bổ sung đủ đạm: Việc bổ sung đủ chất đạm như tôm, cua, trứng, sữa, thịt hoặc những loại đậu và hạt sẽ hỗ trợ bé sinh trưởng khỏe và đạt đúng tiêu chuẩn về cả chiều cao và cân nặng.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất: Ăn nhiều rau củ và trái cây, ngũ cốc, các loại hạt và đậu để bổ sung vitamin và khoáng chất. Cụ thể là axit folic, kali và canxi, vitamin D và E. Nếu có thể thì mẹ hãy dùng sữa mỗi ngày nhằm phòng ngừa tình trạng thiếu canxi trong máu mà không cần thiết phải tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm.
  • Uống đủ nước: Uống khoảng 1.6 lít nước lọc mỗi ngày và phân chia làm 6 – 8 ly. Uống từ từ mỗi ngày nhằm bảo đảm cơ thể không bị mất nước. Mẹ cũng có thể thay nước lọc bởi những sản phẩm từ trái cây thiên nhiên như nước cam hoặc nước ép trái cây không đường hoặc nước ép cà chua, ….. nhằm cung cấp nhiều nước vào cơ thể.

Trong thời kỳ đầu mang thai việc ăn uống bổ sung dưỡng chất là vô cùng cần thiết và quan trọng. Điều đó giúp cho thai nhi được phát triển một cách lành mạnh và toàn diện nhất. Trên đây là các thông tin mà Khám sản phụ khoa Hà Nội đã giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc những tháng đầu thai kỳ nên ăn gì và 5 nhóm thực phẩm dinh dưỡng cho mẹ bầu. Hi vọng mọi thông tin sẽ hữu ích tới bạn đọc!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *