3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì? kiêng gì tốt cho con?

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiếng của thai kỳ là vô cùng quan trọng. Vì đây là thời điểm hình thành những cơ quan quan trọng của cơ thể thai nhi như tim, tủy sống, não, gan, phổi,… Giai đoạn này, bào thai phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng cũng rất dễ bị tổn thương. Vậy 3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần những gì?

Đảm đảm bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu một cách đầy đủ, đúng cách theo khoa học là điều mẹ bầu nào cũng cần giúp thai nhi sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh. Vậy 3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì

Trong 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu xuyên suốt thai kì không chỉ giúp mẹ khoẻ – con khoẻ và ngăn ngừa một số vấn đề dị tật của trẻ, ví dụ như bổ sung acid folic giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu vô cùng quan trọng

Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu ngày càng cao so với trước lúc mang thai, cụ thể là: nhóm dưỡng chất DHA và ALA, lutein, choline, sắt, acid folic và canxi, vitamin C. Chính vì thế, mẹ bầu cần bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của bản thân các thức ăn nhiều dưỡng chất gồm hoa quả tươi, rau, ngũ cốc, trứng, thịt,…

2. Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì? 

3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì? Chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng những dinh dưỡng cần thiết được cung cấp của giai đoạn mang thai đầu tiên. Nhìn chung, đối với giai đoạn 3 tháng đầu thì mẹ bầu sẽ có khẩu phần ăn hàng ngày tương đối như nhau. 

Tuy nhiên, vì đặc trưng mỗi tháng của giai đoạn này khác nhau mà khẩu phần ăn uống của mẹ bầu cũng sẽ có những thay đổi nhỏ.

Tháng thứ 1 

Ở tháng thứ nhất của thai kỳ thì mẹ sẽ có những biểu hiện khác biệt so với bình thường. Sự khác thường này khi hàm lượng hormone nội tiết tố lên cao. Sản phụ sẽ có những triệu chứng thai nghén như: Bị buồn nôn, kén ăn và bụng có cảm giác nặng nề hơn… Để giảm tình trạng nghén và thúc đẩy sự tăng trưởng của con thì các chị em nên bổ sung những loại thực phẩm sau:

  • Những loại giàu protein từ những loại cá hoặc thịt nạc và tinh bột. Ngoài ra thì các mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ nhằm bổ sung canxi để phòng chống bệnh còi xương và loãng xương ở bé.
  • Thường xuyên bổ sung sắt trong khẩu phần ăn của mẹ bầu. Sắt có tác dụng bổ sung và kích thích quá trình tạo máu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Sắt cũng có nhiều trong thịt bò và thịt lợn thăn. Thai phụ cũng nên bổ sung những loại thịt đỏ vào trong thực đơn hàng ngày.
  • Trong tháng đầu của thai kỳ thì bà bầu cần ăn nhiều loại rau củ và hạt ngũ cốc bao gồm: Yến mạch và các loại đậu,…
Tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi

Tháng thứ 2

Trong tháng thứ 2, các mẹ bầu nên quan tâm đến chất lượng bữa ăn bằng những đồ ăn tốt cho bà bầu như:

  • Tiếp tục bổ sung thêm Sắt và axit folic bằng việc ăn nhiều thịt bò, thịt lợn nạc, bông súp lơ, quả bơ, măng tây, đậu bắp,…
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm như: Hạt óc chó, bánh mì, các loại rau xanh, sữa, các sản phẩm được chế biến từ sữa, trứng, thịt các loại cũng cần tăng cường trong thực đơn mỗi ngày cho thai phụ.
  • Ngoài ra cũng không thể quên uống nước thường xuyên kết hợp vận động nhẹ nhàng giúp giảm thiểu được triệu chứng buồn nôn.
Thức ăn chứa nhiều canxi và sắt cho mẹ bầu

Tháng thứ 3

Trong tháng cuối cùng của giai đoạn đầu thai kỳ, tình trạng ốm nghén của mẹ bầu đã giảm một cách đáng kể. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cũng được cải thiện phong phú hơn:

  • Nên ăn nhiều các loại rau, củ quả hơn trong tháng này. Một số loại rau củ được các bác sĩ khuyên dùng như: Bí đỏ, cà rốt, bông cải xanh, cải chíp, măng tây, cải bó xôi, ngô ngọt, khoai tây, khoai lang,…
  • Mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Có thể sử dụng các loại nước ép sinh tố như: Nước ép táo, bưởi, kiwi, cam, củ cải đường, sinh tố bơ,… Ngoài ra cũng cần uống thêm sữa mỗi ngày.
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bổ sung thêm một số loại thuốc bổ sung vitamin theo sự chỉ định của bác sĩ.
Thực phẩm dinh dưỡng cần bổ sung vào tháng thứ 3 của thai kỳ

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên kiêng gì?

Trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai cần đặc biệt cẩn trọng. Đây là giai đoạn thai nhi phát triển rất nhanh nhưng cũng dễ bị tổn thương. Vì vậy chế độ ăn cho mẹ bầu 3 tháng cần đảm bảo dinh dưỡng và hợp lý giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số điều mà mẹ bầu 3 tháng nên kiêng: 

Thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Listeria

Listeria là một loại vi khuẩn phổ biến được tìm thấy ở trong đất và nước, cùng với một số động vật, bao gồm cả gia súc và gia cầm. Do đó, Listeria có thể xuất hiện trong các loại hải sản, thịt đỏ, gia cầm, trứng, sữa chưa được tiệt trùng, các chế phẩm liên quan như: phô mai hay yogurt.

Các thực phẩm nhiễm khuẩn Listeria gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

Theo hiệp hội Sản khoa của Hoa Kỳ, nếu mẹ bầu ăn phải những loại thực phẩm bị Nhiễm khuẩn Listeria có thể khiến thai nhi khi chào đời sẽ có nguy cơ mắc bệnh Listeriosis.  Đây là bệnh lý khiến nhiều bé bị co giật, thiểu năng trí tuệ, mù lòa, tê liệt, thậm chí còn có thể xuất hiện các tổn thương vĩnh viễn ở tim, não, thận. Mặt khác còn có khả năng sẽ gây tử vong cho các bé ngay trong bụng mẹ.

Thực phẩm nhiễm Toxoplasma

Toxoplasma là một loại ký sinh trùng có thể được tìm thấy bên trong thịt sống hoặc phân vật nuôi trong nhà. Khi bị nhiễm phải Toxoplasma, các mẹ bầu và bé trong bụng có thể bị mắc bệnh Toxoplasmosis và dẫn đến tăng nguy cơ bị sảy thai hay lưu thai.

Mẹ bầu 3 tháng nhiễm Toxoplasmosis có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị sảy thai hay lưu thai

Vì vậy, theo như tư vấn dinh dưỡng của các chuyên gia thì các mẹ không nên ăn các loại thịt sống, thịt tái, hải sản sống,… Thay vào đó chế độ ăn cho mẹ bầu 3 tháng đầu cần đảm bảo phải ăn chín uống sôi, đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực phẩm nhiễm Salmonella

Các mẹ bầu có khả năng cao bị nhiễm khuẩn Salmonella do tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất đạm động vật chưa được sơ chế và nấu chín kỹ như: Trứng, thịt đỏ, cá, sữa chưa qua tiệt trùng, thịt gia cầm, nước ép trái cây đã bị vi khuẩn ký sinh.

Tập thói quen ăn chín uống sôi để tránh nhiễm Salmonella

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng có thể sẽ bị nhiễm khuẩn Salmonella khi chạm vào những động vật đang nhiễm bệnh. Trong đó, điển hình là các loại bò sát như rắn, rùa, thằn lằn, vịt, ngỗng,….Do vậy, để có thể phòng bệnh một cách tốt nhất, các mẹ trong 3 tháng đầu hãy tập thói quen ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là sau khi tiếp xúc trực tiếp với các loài động vật.

Thực phẩm nhiễm thủy ngân

Hải sản có thể là nguồn protein dồi dào với hàm lượng omega3 cao giúp kích thích quá trình phát triển trí tuệ và thị giác của con. Tuy nhiên, có một số loài cá biển và động vật giáp xác lại có chứa lượng thuỷ ngân cao đột biến và gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh nghiêm trọng.

Mẹ bầu không nên ăn thực phẩm nhiễm thủy ngân vì có thể gây hại tới thai nhi

Các loài động vật biển có kích cỡ lớn và tuổi thọ càng cao thì nguy cơ nhiễm thuỷ ngân sẽ càng cao. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu trong 3 tháng đầu cần tránh ăn những loại cá biển có kích cỡ lớn, điển hình như: Cá thu vua, cá cờ, cá cam nhám, cá tráp, cá kiếm,… Đồng thời, mẹ cũng cần kiêng tuyệt đối các loại hải sản tươi sống cũng như động vật giáp xác chưa qua chế biến chín.

Thực phẩm chứa các chất có khả năng gây ô nhiễm

Mẹ bầu cũng cần tránh những nguồn thức ăn có khả năng nhiễm những hóa chất độc hại như chì, Dioxin hay Polychlorinated biphenyls (PCBs),… Bởi chúng có nguy cơ cao gây quái thai và sảy thai hay dị tật ở thai nhi và thậm chí là khiến bà mẹ có khả năng bị căn bệnh ung thư.

Các thực phẩm bị ô nhiễm gây ảnh hưởng không tốt tới mẹ bầu 3 tháng
  • Dioxin: Có ở trong một số nguồn nước và trầm tích hay thức ăn từ côn trùng và loài gặm nhấm, thịt và trứng gia cầm…
  • Chì: Hay có mặt trong nước ngọt, hay những món thức uống có cồn từ vỏ chai hay ống dẫn có thể gây rò và xảy đến hiện tượng thức uống nhiễm độc chì.
  • PCBs: Thường cá ngừ có hàm lượng PCBs cao nhất, kế tiếp là cá ngừ hộp hay cá da trơn, cánh gà chiên, thịt bò viên hay thịt bò băm và mỡ lợn,… Do đó mẹ cần lưu ý loại bỏ khỏi khẩu phần ăn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

Các thực phẩm có chứa các chất kích thích

Ngay khi biết bản thân có thai thì các mẹ bầu cần bỏ những thức ăn chứa chất kích thích tức thì như: cafe, trà, rượu bia,… Việc sử dụng quá nhiều caffeine sẽ làm mẹ bầu có triệu chứng khó thở và có thể gia tăng nguy cơ sảy thai.

Các chất kích thích là một trong nguyên nhân dẫn đến sảy thai

Thực phẩm được chế biến sẵn

Bánh kẹo ngọt, những sản phẩm từ hoa quả đóng hộp hay thực phẩm đã sơ chế sẵn như mì tôm,… điều là những nhóm thực phẩm có rất nhiều muối, đường và hoá chất bảo quản hay phụ gia. Đây là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ cao bị nhiễm độc, tiểu đường và thừa cân nếu các mẹ ăn rất nhiều.

4. Lưu ý về nguyên tắc và đồ ăn tốt cho bà bầu để con thông minh, khỏe mạnh

Các mẹ bầu khi mang thai trong 3 tháng đầu sẽ thường xuyên đối mặt với các triệu chứng ốm nghén. Do đó gây ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người mẹ, thực tế là ăn không có cảm giác ngon miệng từ đó tác động gián tiếp lên thai nhi. Vậy 3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì?. Trong những khoá học khác các chuyên gia cũng hướng dẫn hạn chế tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu, nên tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

  • Nên phân chia khẩu phần ăn giữa 3 bữa chính thành các bữa phụ nhằm hạn chế tình trạng buồn nôn do ốm nghén. Đồng thời cũng đảm bảo dưỡng chất đầy đủ nhất cho cơ thể mẹ và bé.
  • Các bữa ăn phụ nên tăng cường các loại thực phẩm từ các loại đậu, hạt và hoa quả tươi. ..
  • Nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá và làm quen với những loại sữa ít chất béo. Mặt khác, bổ sung thêm những chế phẩm từ sữa vào bữa sáng và tối như sữa chua, và những loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng,…
  • Cần kết hợp nhiều loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn để tránh nhàm chán.
  • Ngoài chế độ ăn uống mẹ bầu cũng cần kết hợp tập thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng. Điều đó giúp giảm thiểu tình trạng ốm nghén.

3 tháng đầu trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan trọng giúp cho thai nhi được phát triển ổn định và khỏe mạnh. Qua bài viết trên đây, Khám sản phụ khoa Hà Nội đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về 3 tháng đầu thai kỳ nên bổ sung gì. Hi vọng mọi thông tin sẽ hữu ích cho bạn. 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *