Ba tháng cuối là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành cơ thể và phát triển trí não, đặc biệt là cân nặng của thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai nên được bổ sung các chất dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ để đáp ứng các nhu cầu phát triển này. Nhưng câu hỏi bầu 3 tháng cuối ăn gì để vào con, mà mẹ không tăng cân lại là câu hỏi nhiều mẹ bầu rất quan tâm. Để biết thêm thông tin, cùng Khám sản phụ khoa Hà Nội trong bài viết dưới đây.
Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng cuối để con khỏe mạnh
Sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Vì vậy, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ để đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Nếu tiêu thụ quá mức có thể gây ra tình trạng tích trữ năng lượng, tăng cân và tích tụ một lượng lớn chất béo. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh tim, trầm cảm,...

Dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng đầu
- Năng lượng: Mẹ bầu cần cung cấp từ 1780 – 2100 calo/ngày cho cơ thể nhằm đảm bảo thai nhi có đủ năng lượng cần thiết để phát triển.
- Chất đường bột: Là nguồn năng lượng chính cho cơ thể trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
- Chất đạm: Cung cấp các amino acid cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
- Chất béo: Cung cấp năng lượng cho mẹ và giúp hấp thu các loại vitamin A, D, K, E tốt hơn.
- Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất như axit folic, sắt, canxi, kẽm, magie,… rất quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi.
Dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng giữa
- Giai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung khoảng 300–350 calories và 60g chất đạm mỗi ngày.
- Nếu mẹ tăng thêm khoảng 4 đến 5 kg thì coi như đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Những dưỡng chất mà mẹ bầu cần bổ sung là sắt, kẽm, axit folic,…
- Trong 3 tháng giữa, thai nhi bắt đầu tăng trưởng vượt bậc về chiều dài. Do đó, nhu cầu nước của mẹ sẽ tăng từ 1600ml lên 1800ml, điều này có nghĩa mẹ phải uống trung bình 9 cốc nước/ngày.

Dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Một số nhóm thực phẩm dành cho mẹ bầu chưa biết 3 tháng cuối ăn gì để vào con?
- Năng lượng: Để thai nhi phát triển và mẹ bầu duy trì hoạt động hàng ngày, mức năng lượng cần tăng cường lên khoảng 450 calo/ngày
- Chất đường bột: Tinh bột rất quan trọng để duy trì năng lượng cho bà bầu và sự phát triển của các tế bào thần kinh ở thai nhi. Cần bổ sung đủ lượng carbohydrate trong thời kỳ mang thai và nên cân đối các loại tinh bột để tránh dư thừa gây bệnh tiểu đường thai kỳ. Mẹ nên bổ sung tinh bột từ các loại thực phẩm như khoai lang, bột ngũ cốc, gạo lứt, bánh mì nguyên cám,…
- Chất đạm: Cung cấp cho thai nhi các chất đạm cần thiết để phát triển. Nhu cầu chất đạm của mẹ bầu trong 3 tháng cuối khoảng 70g/ngày.
- Chất béo: Giúp hoàn thiện hệ thần kinh và hỗ trợ mẹ hấp thụ vitamin tốt hơn qua các thực phẩm: dầu oliu, hạt hạnh nhân, cá hồi,… Nhu cầu chất béo của mẹ bầu trong 3 tháng cuối khoảng 60g/ngày.

- Canxi và sắt: Cung cấp cho thai nhi các chất dinh dưỡng quan trọng để phát triển xương và hồng cầu. Nhu cầu canxi của mẹ bầu trong 3 tháng cuối khoảng 1200mg/ngày; sắt khoảng 30mg/ngày.
- DHA: Đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển trí não của thai nhi. Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn não bộ của bé phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, mẹ cần tăng cường bổ sung DHA để giúp phát triển trí tuệ sau này của trẻ.
Bầu 3 tháng cuối ăn gì để vào con?
3 tháng cuối thai kỳ ăn gì để vào con để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, thai nhi hấp thu tối đa và phát triển khỏe mạnh? Mẹ bầu sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau qua mỗi tháng để bé không bị suy dinh dưỡng và mẹ không bị thừa dinh dưỡng. Dưới đây là một số thực phẩm các bà mẹ tương lai có thể tiêu thụ trong 3 tháng cuối để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho cả mẹ và con.
3 tháng cuối thai kỳ bà bầu nên uống đủ nước mỗi ngày
Nước rất cần thiết để duy trì lượng nước ối và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Khi cơ thể mẹ được cung cấp đủ nước thì các hoạt động trao đổi chất mới có thể diễn ra thuận lợi và thai nhi tiếp tục được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bầu 3 tháng cuối cần bổ sung chất đạm từ thịt
- Thịt lợn: Đây là thực phẩm cung cấp protein mà mẹ bầu cần bổ sung. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, xây dựng và phát triển các mô của thai nhi, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của mẹ.
Ngoài ra, thịt lợn còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin quan trọng như sắt, kẽm và vitamin B. Lưu ý để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mẹ nên nấu chín kỹ trong quá trình chế biến, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ thịt sống.

- Thịt gà, vịt: Thịt gà, vịt giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu như protein, sắt, canxi, vitamin D, E và A có tác động tích cực đến quá trình mang thai và sự phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí não của em bé được hỗ trợ. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên kết hợp thịt gà, vịt vào chế độ ăn uống của mình và chế biến nhiều món ăn khác nhau.
- Thịt bò: Thịt bò được biết đến là thực phẩm chứa hàm lượng sắt rất cao. Ngoài ra, hàm lượng protein, vitamin B2, B12 đóng vai trò quan trọng giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Thịt bò giàu dinh dưỡng nhưng bà bầu cần có sự cân bằng.
Các loại cá, hải sản giàu DHA rất cần thiết cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Để bổ sung DHA cho cơ thể, bà bầu nên ăn các thực phẩm giàu chất béo omega-3 như các loại cá: cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá thu và hải sản (tôm, hàu), bơ, lòng đỏ trứng, các loại hạt (hạt chia, hạt lanh, v.v.). Hạt Chia và hạt lanh không chứa DHA trực tiếp, nhưng chúng có chứa axit alpha-linolenic (ALA). Đây là một axit béo omega-3 mà cơ thể bạn chuyển đổi thành DHA và cung cấp cho thai nhi nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Mẹ bầu 3 tháng cuối cần ăn các loại hoa quả chín, giàu dinh dưỡng
- Chuối chín: Chuối là loại trái cây giàu kali giúp tăng cường trí nhớ và giảm phù chân ở bà bầu. Ngoài ra, thường xuyên ăn chuối còn có thể giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón ở bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ.
- Quả họ cam quýt: Ăn hoặc uống nước cam mỗi tuần có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu vì nước cam rất giàu vitamin C. Nhờ có nguồn vitamin C dồi dào, các loại quả họ cam quýt giúp ngăn ngừa cảm lạnh và cúm ở bà bầu.

- Việt quất: Quả việt quất chứa vitamin C, chất chống oxy hóa và carbohydrate lành mạnh. Là một loại quả mọng, vì vậy hoàn toàn phù hợp cho phụ nữ mang thai. Vitamin C trong quả việt quất còn góp phần hấp thụ sắt bên cạnh khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Đu đủ chín: Đu đủ chín chính là “cứu tinh” cho những ai bị táo bón. Ngoài ra, đu đủ còn rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, B6, C và kali giúp kích thích sự phát triển trí não của thai nhi.
Bà bầu 3 tháng cuối nên nạp đủ rau xanh giàu vitamin A, vitamin C
Các loại rau xanh giàu vitamin A, C rất cần thiết cho bà bầu. Các loại rau lá xanh rất hiệu quả trong việc giúp thai nhi tăng cân vì chúng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt hơn, từ đó cho phép nhiều chất đi đến thai nhi hơn. Bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi, măng tây, súp lơ xanh,… là một số loại rau xanh nên được bà bầu ưu tiên trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Các loại hạt giàu protein
Những loại hạt như óc chó, hạnh nhân, đậu phộng và hạt dẻ rất giàu chất xơ, chất béo và protein. Những dưỡng chất này rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Các loại hạt cũng chứa omega-3 rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Bà bầu có thể dùng các loại trái cây này như món ăn vặt hoặc nghiền thành sữa hạt và uống hàng ngày.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa rất giàu canxi, cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ và phòng ngừa loãng xương ở phụ nữ mang thai sau khi sinh.

Ngoài ra, sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn trong đường ruột nên rất tốt cho dạ dày, đường ruột và tăng cường sức đề kháng cho bà bầu.
Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu 3 tháng cuối
Chế độ ăn uống khi mang thai 3 tháng cuối đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi đồng thời cũng đảm bảo cho người mẹ một sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị cho việc sinh nở. Vậy bầu 3 tháng cuối thai kỳ ăn gì để vào con, sau đây là ví dụ về thực đơn bữa ăn cho bà bầu 3 tháng cuối mà bà bạn có thể tham khảo.
Thứ | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối | Bữa phụ |
Thứ 2 | Bún
Nước ép trái cây |
Cơm
Thịt bò xào đậu Canh rau dền Đậu sốt cà chua |
Cơm
Canh mồng tơi nấu thịt Đậu cove xào nấm Sườn kho |
Thanh long Sữa chua |
Thứ 3 | Cháo gà
Sữa hạt |
Cơm
Bông cải xanh xào thịt bò Canh bí đỏ nấu sườn Đậu phụ luộc |
Cơm
Canh cải xanh nấu thịt Mực chiên mắm Rau lang luộc |
Súp cua
Táo |
Thứ 4 | Miến lươn
Nước cam |
Cơm
Bông bí xào tôm Cá thu sốt cà chua Thiên lý xào thịt bò |
Cơm
Canh rau dền nấu tôm Thịt bò xào rau cần Cá bống kho tiêu |
Hạt óc chó
Sinh tố trái cây |
Thứ 5 | Phở bò
Nước ép dưa hấu |
Cơm
Bông cải, nấm, cà rốt xào Canh cải bó xôi nấu chân giò Đậu phụ sốt thịt bò băm |
Cơm
Su hào xào thịt lợn nạc Chả lụa Mực rán nước mắm |
Nui nấu thịt
Táo |
Thứ 6 | Cháo
Trứng vịt lộn |
Cơm
Canh bầu nấu tôm Sườn xào chua ngọt Rau bắp cải luộc |
Cơm
Canh bí đỏ Thịt bò xào rau củ quả |
Sữa chua
Nho khô |
Thứ 7 | Bánh mì
Sữa chua |
Cơm
Canh cải xoong thịt bằm Giá đỗ xào thịt Trứng luộc |
Cơm
Canh bí đỏ nấu thịt Đậu phụ sốt thịt bằm |
Dâu tây, kiwi
Sữa chua không đường |
Chủ nhật | Xôi đậu xanh
Sữa |
Cơm
Canh gà hạt sen Rau muống xào thịt bò Đậu sốt cà chua |
Cơm
Canh cải ngọt nấu thịt Mực chiên giòn Nấm rơm xào thịt |
Chuối
Sữa không đường |
Bà bầu 3 tháng cuối nên kiêng, hạn chế ăn gì?
Mẹ bầu cần kiêng và hạn chế những thực phẩm sau để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh:
Tránh ăn quá nhiều đồ mặn và kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể trong ba tháng cuối thai kỳ
Các loại thực phẩm mẹ bầu cần kiêng và hạn chế
- Các loại hải sản chứa thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá mập. Thủy ngân là một kim loại độc hại và thậm chí chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể gây hại cho não của em bé
- Tránh các loại thực phẩm như phô mai, bơ và sữa tươi chưa tiệt trùng
- Tránh thực phẩm hư hỏng, nấu chưa chín và đóng hộp
- Không sử dụng ma túy, rượu, cafein, cocain hoặc các chất kích thích khác. Không lạm dụng đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, quá ngọt.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “Bầu 3 tháng cuối ăn gì để vào con” của các mẹ bầu. Dinh dưỡng cho thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào người mẹ, vì vậy các bà mẹ tương lai cần nhớ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và thực hiện một lối sống khoa học, hợp lý để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ tìm hiểu thêm các thông tin khác về sản khoa tại đây.