20 dấu hiệu trầm cảm sau sinh và cách điều trị

20 dấu hiệu trầm cảm sau sinh có thể gặp ở người mẹ

Trầm cảm sau sinh là một chứng trầm cảm gặp phải ở nhiều bà mẹ phải chịu những đựng nhiều nỗi lo lắng: việc cho con bú, sức khỏe của con, tại sao con khóc,…Đây là bệnh lý tâm thần tương đối phổ biến nhưng lại diễn ra hết sức âm thầm khiến người bệnh và những người xung quanh khó có thể phát hiện. Cùng chúng tôi tìm hiểu 20 dấu hiệu trầm cảm sau sinh và cách điều trị ngay dưới đây.

1. Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm lý xảy ra trong vòng một năm sau khi sinh và có những biểu hiện như: sự chán nản, mệt mỏi, buồn bã hoặc vô vọng. Trầm cảm sau sinh được hiểu là một bệnh tâm lý cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến với người mẹ.

Trầm cảm sau sinh chia làm 3 mức độ
Trầm cảm sau sinh chia làm 3 mức độ

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh và mức độ nghiêm trọng ở mỗi người là khác nhau. Thông thường, trầm cảm sau sinh được chia làm ba mức độ: Nhẹ, trung bình, nặng.

Ngoài ra, dựa vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà trầm cảm sau sinh được chia thành ba phân loại:

Hội chứng baby blues

Hội chứng baby blues:  là hội chứng tương đối phổ biến ở phụ nữ sau sinh, xảy ra với tỷ lệ 50-75%. Hội chứng baby blues thường xuất hiện ở thời điểm tương đối sớm vào 1- 4 ngày sau khi sinh, với biểu hiện trầm cảm, buồn bã, rối loạn tâm trạng và khó ngủ. Tuy nhiên, không điều trị mà các triệu chứng này sẽ tự biến mất nhanh chóng sau 3-5 ngày, hoặc thời gian có thể kéo dài đến 2 tuần ở một số bệnh nhân.

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh: Nếu các triệu chứng trầm cảm và tuyệt vọng nêu trên kéo dài hơn 2 tuần, bạn có thể có dấu hiệu trầm cảm sau sinh, còn nặng hơn cả hội chứng baby blues. Dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường xuất hiện muộn hơn: 2-8 tuần sau sinh, thậm chí đến 1 năm sau sinh. Các triệu chứng trầm cảm sau sinh thường kéo dài trong vài tháng và chỉ biến mất khi người bệnh được điều trị phác đồ thích hợp.

Loạn thần sau sinh

Loạn thần sau sinh: Nghiêm trọng hơn hết là phụ nữ có thể mắc phải chứng loạn thần sau sinh. Thời gian triệu chứng tồn tại ở người bệnh sẽ kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng với những suy nghĩ hành động, cảm xúc tiêu cực. Trong nhiều trường hợp thì phụ nữ mắc chứng loạn thần sau sinh còn có suy nghĩ tự sát hoặc làm hại em bé. Tuy nhiên, tỷ lệ gặp phải trường hợp là rất hiếm.

Ngoài ra, bạn cần biết rằng, trầm cảm sau sinh không chỉ xảy ra ở người mẹ mà đôi khi cả người bố cũng có thể mắc chứng bệnh này.

2. 20 Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Ở mỗi người, dấu hiệu trầm cảm sau sinh biểu hiện rất đa dạng và khác nhau. Một số những dấu hiệu trầm cảm sau sinh điển hình mà mọi người có thể dễ dàng phát hiện ra triệu chứng của bệnh như:

– 13 Dấu hiệu trầm cảm sau sinh của những thay đổi về cảm xúc:

  • Thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng hay buồn bã
  • Dễ thất vọng, khó chịu, bứt rứt trong người
  • Dễ dàng rơi nước mắt vì những chuyện xảy ra hàng ngày hoặc những lý do không giải thích được
  • Dễ thất vọng và không có động lực
  • Tự hỏi bản thân về khả năng chăm sóc con
  • Cảm thấy chán nản hoặc buồn bã hầu hết thời gian trong ngày. Bạn nên cần phải hiểu một đặc trưng ở trầm cảm mà nhiều người không biết: Người mắc trầm cảm không phải lúc nào cũng trong trạng thái buồn bã, ủ dột mà họ cũng có lúc vui, lúc cười, nhưng phần lớn thời gian trong ngày là buồn bã, nhất là khi ở một mình.
  • Mất đi năng lượng, tần suất mệt mỏi tăng.
  • Tâm trạng thất thường: có thể cảm thấy buồn bã, cáu kỉnh hoặc thậm chí khóc rất nhiều. 
  • Tội lỗi, xấu hổ
  • Cảm thấy mình là một người mẹ tồi, không biết chăm sóc con mình. 
  • Gặp ảo giác, hoang tưởng
  • Luôn tức giận, giận dữ. Bất kể đối mặt với tình huống nào, đều dễ kích động.
  • Có suy nghĩ ám ảnh tiêu cực về em bé.
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở người mẹ
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở người mẹ

Nếu bạn có 5 trong 13 dấu hiệu trên và khoảng thời gian kéo dài hơn 2 tuần, rất có thể bạn đã mắc phải chứng trầm cảm sau sinh.

– Dấu hiệu về những thay đổi về sinh hoạt hàng ngày

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn làm thay đổi cuộc sống, thói quen sinh hoạt và cả sức khỏe thể chất của người bệnh.

Ngoài ra, dưới đây là 6 dấu hiệu trầm cảm sau sinh và các triệu chứng của tình trạng này ảnh hưởng đến cả mẹ và con:

  • Rối loạn ăn uống, biếng ăn hoặc ăn quá nhiều gây ra tình trạng giảm cân hoặc tăng cân bất thường trong thời gian ngắn (5% cân nặng thay đổi mỗi tháng).
  • Mất ngủ, ngủ không đủ giấc, rất khó đi vào giấc ngủ.
  • Khả năng tập trung kém, trí nhớ kém và khó đưa ra quyết định.
  • Mắc các vấn đề về sức khỏe như đau đầu, buồn nôn và đau dạ dày dai dẳng.
  • Trở nên thu mình lại, không tham gia nhiều vào các mối quan hệ và hiếm khi tương tác với những người xung quanh.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thông tin, thắc mắc về sức khỏe, địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, chuyên môn cao, tại chuyên mục: Review quy trình khám chữa khám bệnh

3. Điều trị dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng trầm cảm sau sinh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của cả mẹ và con. Vì vậy cần phát hiện sớm các dấu hiệu này, nhận biết bệnh và có phác đồ điều trị kịp thời, đặc biệt gia đình cần nhận biết và quan tâm đến người mẹ nhiều hơn trong giai đoạn ngay sau sinh.

  • Tâm sự và chia sẻ: Điều kiện tiên quyết trong điều trị trầm cảm là luôn lắng nghe và thấu hiểu vấn đề của người bệnh.
  • Thư giãn: Phụ nữ mang thai nên nghe nhạc êm dịu, trồng cây, đọc sách và tập các bài tập nhẹ nhàng như thiền. Điều này sẽ giúp đầu óc bà bầu thư thái và thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Bà bầu nên có thói quen ăn uống lành mạnh, nạp đầy đủ chất dinh dưỡng, tích cực ăn những thực phẩm lành mạnh để cơ thể nhẹ nhàng và cung cấp những dưỡng chất quan trọng mẹ và bé cần thiết.
Sớm phát hiện trầm cảm sau sinh để có phác đồ điều trị kịp thời
Sớm phát hiện trầm cảm sau sinh để có phác đồ điều trị kịp thời

Địa chỉ y tế khám trầm cảm sau sinh ở đâu? Chúng tôi sẽ gợi ý một số cơ sở y tế uy tín khám sức khỏe tâm thần tại Hà Nội mà bạn có thể tham khảo:

  • Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải phóng, Phương Đình, quận Đống Đa, Hà Nội;
  • Phòng khám Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội;
  • Phòng khám chuyên khoa Yên Hòa: 37 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội;

Khám trực tiếp tại cơ sở y, tiếp nhận sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ và thực hiện một số xét nghiệm cũng như test hành vi và cảm xúc để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn phương án tham gia khám tâm lý trực tuyến giúp xác định chính xác vấn đề của mình, nhận được lời khuyên hữu ích cũng như đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp.

Chúng tôi gợi ý các bác sĩ tâm lý online có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm dưới đây, bác sĩ được nhiều người bệnh đánh giá cao về quá trình thăm khám và hiệu quả điều trị.

  • Bác sĩ Lê Thị Phương Thảo công tác tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai;
  • ThS. Bác sĩ Trịnh Thị Vân Anh công tác tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

20 Dấu hiệu trầm cảm sau sinh mà chúng tôi vừa chia sẻ mong rằng giúp bạn giải đáp thắc mắc “trầm cảm sau sinh là gì”, và những cách điều trị trầm cảm sau sinh an toàn, hiệu quả. Bạn hãy tham khảo các chia sẻ hữu ích khác về sức khỏe tinh thần, chăm sóc sức khẻo phụ nữ, hướng dẫn đi khám tại web khamsanphukhoa.com để có thêm những thông tin cần thiết nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *