Review Phẫu thuật sa sinh dục tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng

Review Phẫu thuật sa sinh dục tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng

Sa sinh dục được kể đến là một trong những nỗi lo bệnh lý của chị em phụ nữ. Bệnh không gây hại đe dọa đến tính mạng nhưng lại đem đến ảnh hưởng trong sinh hoạt, lao động thường ngày của chị em, đặc biệt là những rắc rối khi quan hệ vợ chồng.

1. Sa dinh dục là gì?

Sa sinh dục ( hay còn gọi là sa tử cung) nhưng trên thực tế, còn thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo. Trong các trường hợp nặng, có thể có tình trạng các tạng trên sa ra ngoài âm đạo.

Sa sinh dục ( hay còn gọi là sa tử cung)
Sa sinh dục ( hay còn gọi là sa tử cung)

Theo công bố của Bộ y tế, khoảng 10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh sa sinh dục sau sinh, đặc biệt trong khoảng độ tuổi từ 40 – 60. Những đối tượng có nguy cơ gặp sa sinh dục:

  • Những người chửa đẻ nhiều (do các dây chằng yếu, tầng sinh môn rách hay giãn mỏng, dưới sự tăng áp lực lên ổ bụng, thành âm đạo bị sa và kéo tử cung sa theo), đẻ quá sớm, quá dày.
  • Những lần đẻ trước không được đỡ đẻ an toàn, đúng kỹ thuật.
  • Người có tiền sử chuyển dạ kéo dài, đẻ khó càng dễ bị sa sinh dục và đặc biệt được đỡ đẻ không an toàn gây chấn thương sinh dục
  • Người đi làm quá sớm sau sinh.
  • Những phụ nữ lao động nặng nhọc, vất vả (đặc biệt nhất là những nữ công nhân, nông dân, lao động tay chân suốt ngày phải làm việc ở tư thế đứng, gánh gồng, đội vác nặng vì áp lực ổ bụng lên đáy chậu luôn cao).
  • Phụ nữ chưa sinh đẻ (do thể trạng yếu, dây chằng mỏng, tử cung ở tư thế trung gian nên khi có áp lực mạnh trong ổ bụng sẽ đẩy tử cung xa dần xuống)
Hình ảnh sa sinh dục
Hình ảnh sa sinh dục

Tuy sa sinh dục không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng trong cuộc sống và sinh hoạt lại gây những trở ngại đáng kể đến người bệnh. Chị em khi gặp bệnh sa sinh dục thường hay có tâm lý giấu bệnh, cam chịu vì căn bệnh khó nói mà phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống như: sinh hoạt vợ chồng, rối loạn tiểu tiện (tiểu không hết, khó tiểu,…)

Sa sinh dục ở phụ nữ biểu hiện như thế nào?

Mức độ sa sinh dục ở phụ nữ sẽ tùy từng người mà biểu hiện ra ít hay nhiều, mới sa hay sa từ lâu, sa đơn thuần hay còn có những tổn thương phối hợp khác, có kèm theo sa bàng quang hay trực tràng. Xuất hiện những dấu hiệu thường gặp sau đây:

  • Cảm thấy khó chịu, tức nặng vùng cửa mình, ở bụng dưới, đặc biệt là khi đứng, nhưng đối với khi nằm thì cảm giác khó chịu đó lại biến mất.
  • Đôi khi có cảm giác như muốn rặn đẻ vì các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa sung huyết, đồng thời do áp lực trong thành bụng dồn xuống vùng đáy chậu đã bị suy yếu, hay bị đau vùng thắt lưng.
Phân độ sa sinh dục
Phân độ sa sinh dục

Đối với những khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn: Ban đầu khối sa có kích thước nhỏ, không xuất hiện với tần suất thường xuyên, chỉ khi lao động nặng hoặc đi lại nhiều mới xuất hiện, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được. Theo thời gian càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên và không tự đẩy lên được nữa. Khi đó sẽ xuất hiện triệu chứng tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ – tầng sinh môn ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.

Khi thực hiện thăm khám định kỳ phụ khoa 3- 6 tháng hoặc có triệu chứng bất thường về cơ quan sinh sản, bạn cần lựa chọn những phòng khám, bệnh viện sản phụ khoa có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

2. Dịch vụ phẫu thuật sa sinh dục tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng

Bệnh viện 199 Đà Nẵng đã trải qua hơn 20 năm thành lập và phát triển, tập thể ban lãnh đạo, đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện đã luôn không ngừng cố gắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng bệnh viện trở thành một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

  • Địa điểm bệnh viện 199:  số 216 Nguyễn Công Trứ, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
  • Thời gian hoạt động: Từ thứ 2 đến thứ 6; Sáng : 7:00 – 11:00; Chiều : 13:30 – 16:00.
  • Tổng đài tư vấn và đặt khám: 1900 638 367
Hình ảnh bệnh viện 199 Bộ Công An
Hình ảnh bệnh viện 199 Bộ Công An

Bệnh viện 199 triển khai dịch vụ điều trị phẫu thuật sa sinh dục, giải quyết triệt để nỗi lo thầm kín của chị em phụ nữ.

Chị em phụ nữ khi mắc bệnh sa sinh dục thường có hiện tượng tử cung sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ. Trong khoảng thời gian những ngày cuối tháng 6, Bệnh viện 199 Đà Nẵng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ 60 tuổi. Khi thực hiện thăm khám tại bệnh viện, người bệnh cho biết hơn 1 năm qua đã khám và điều trị nhiều cơ sở y tế khác nhau nhưng không thuyên giảm, tình trạng bệnh ngày càng khó chịu, gây ngứa ngáy, rỉ dịch hôi. Khi thăm khám tại bệnh viện 199, người bệnh đã được bác sĩ chẩn đoán sa sinh dục mức độ 3: Sa thành trước âm đạo và bàng quang. Đây được xem là mức độ nặng của căn bệnh sa sinh dục và cần được điều trị sớm và dứt điểm. Ngay lập tức bệnh nhân được bác sĩ Doãn Thị Thanh Hoa – Khoa Ngoại tổng hợp- Sản phụ khoa chỉ định phẫu thuật theo phương pháp Crossen.

Phẫu thuật sa sinh dục tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng
Phẫu thuật sa sinh dục tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng

Với phương pháp Crossen, bác sĩ sẽ thực hiện cắt toàn bộ tử cung theo đường âm đạo, khâu treo lại bàng quang, sau đó khâu các mỏm dây chằng ở hai bên lại với nhau làm thành một cái phên vững chắc cùng với mỏm khâu âm đạo để không cho ruột sa xuống. Đây là một kỹ thuật mổ khó, đòi hỏi chuyên môn cao, cùng với bác sĩ Bệnh viện 199, Bác sĩ Trần Duy Anh – Chuyên sản phụ khoa Bệnh viện Đà Nẵng đã xử lý thành công ca phẫu thuật cho bệnh nhân 60 tuổi này.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các bài viết khác về chuyên khoa phụ khoa. để có những biện pháp phòng ngừa sớm biến chứng của bệnh.

3. Các biện pháp phòng ngừa sớm bệnh sa sinh dục ở phụ nữ

Để phòng ngừa sớm bệnh sa sinh dục phụ nữ cần lưu ý những điều sau:

  • Trong độ tuổi 22- 29 chị em phụ nữ nên có kế hoạch sinh đẻ. Vì trên mặt sinh lý, đây chính là thời kỳ sung mãn, các bộ phận trong cơ thể chưa bị thoái hóa, dễ phục hồi.
  • Trong quá trình mẹ bầu sinh nở, nên để đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn phục vụ, không để chuyển dạ kéo dài và được khâu tầng sinh môn nếu khi đẻ bị rách.
  • Sau khi sinh cần chú ý để cơ thể được nghỉ ngơi, đủ thời gian cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu co trở lại. Không nên thực hiện lao động sớm trước ba tháng.
  • Tránh những lao động quá nặng nhọc liên tục hoặc phải thay đổi tư thế để nghỉ ngơi, thư giãn khi làm việc ở tư thế đứng và đi lại quá nhiều.
  • Chế độ dinh dưỡng đủ chất, sinh hoạt điều độ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy chậu (luyện những bài tập nhẹ hoặc phải có sự tư vấn của bác sĩ).

Qua bài viết này hi vọng chị em phụ nữ đã có thêm hiểu biết về bệnh sa sinh dục. Khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ cần phải đi khám bác sĩ sản phụ khoa ngay để có thể chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại bệnh viện 199 Đà Nẵng, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 1900 638 367 để được chuyên viên tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc về quy trình khám chữa bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *