Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì đỡ nôn, con khỏe 3 tháng đầu

Tình trạng mẹ bầu ốm nghén khi mang thai xảy ra lúc nào?

Ốm nghén là tình trạng buồn nôn và nôn ở mẹ bầu có thể xảy ra nhiều lần trong một ngày, bắt đầu từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ và thông thường sau 3 tháng đầu tình trạng ốm nghén sẽ giảm bớt. Vì vậy, mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì đỡ nôn, con khỏe 3 tháng đầu là thắc mắc chung của rất nhiều thai phụ thời gian qua. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây.

1. Ốm nghén là gì? Ốm nghén xảy ra khi nào?

Ốm nghén là tình trạng triệu chứng khi mẹ bầu xuất hiện tình trạng khó chịu, đầy hơi ở bụng, trong một ngày xuất hiện nhiều lần.

Ốm nghén xảy ra trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Đa phần theo thời gian, các triệu chứng này sẽ giảm dần và mất đi khi mẹ bầu bước sang giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Nhưng có những trường hợp riêng biệt mà mẹ bầu diễn ra tình trạng ốm nghén rất nặng, thời gian kéo dài có thể trong vài tuần đến vài tháng, nặng hơn thì còn có trường hợp ốm nghén kéo dài suất thai kỳ.

Những mẹ bầu có nguy cơ ốm nghén gồm:

  • Mẹ bầu mới mang thai lần đầu;
  • Thai phụ bị béo phì, thừa cân;
  • Người có tiền sử nghén nặng ở lần mang thai trước đó;
  • Bà bầu mang song thai hoặc đa thai,…
Triệu chứng ốm nghén xuất hiện thường vào 3 tháng đầu thai kỳ
Triệu chứng ốm nghén xuất hiện thường vào 3 tháng đầu thai kỳ

Phân biệt giữa ốm nghén nhẹ và ốm nghén nặng

  • Ốm nghén nhẹ: Mẹ bầu chỉ xuất hiện một hoặc hai lần cảm giác buồn nôn thoáng qua trong ngày.
  • Ốm nghén nặng: Mẹ bầu xuất hiện cơn buồn nôn có thể kéo dài vài giờ mỗi ngày kèm theo tình trạng nôn ói thường xuyên.

Vậy có điều trị ốm nghén hay không sẽ còn phụ thuộc vào sự ảnh hưởng ít hay nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày của mẹ bầu, chứ không phụ thuộc vào phân biệt ốm nghén nhẹ hay nặng.

2. Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì để đỡ buồn nôn, đau đầu?

Gừng

Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gừng. Bởi trong gừng chứ 2 chất gingerolshogaol có khả năng kiểm soát các cơn buồn nôn, nôn hiệu quả, đồng thời giúp trị chứng rối loạn tiêu hóa. Để giảm triệu chứng ốm nghén của mẹ bầu 3 tháng đầu, mỗi buổi sáng mẹ nên uống 1 ly nước ấm kèm 1 thìa mật ong, 1 vài lát gừng và 1 thìa nước cốt chanh. Ngoài ra, bất cứ thời điểm nào cảm thấy buồn nôn mẹ bầu 

Chuối chín

Mẹ bầu ốm nghén nên ăn chuối chín. Trong chuối giàu kali có tác dụng hiệu quả đối với mẹ bầu nôn ói, mệt mỏi, hay tiêu chảy bù lại lượng kali thiếu hụt. Đồng thời đường tự nhiên, muối khoáng, vitamin có trong chuối chín còn giúp mẹ bầu ổn định đường huyết, giảm táo bón, và tình trạng chuột rút.

Quả me

Quả me được nhiều người dùng làm “vị thuốc” trị chán ăn, buồn nôn hiệu quả. Bởi, trong quả me có chứa đến 14% tartaric axit và malic axit giúp mẹ bầu giảm tình trạng buồn nôn, mệt mỏi, kén ăn khi mang thai. Để có hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên đun với nước sôi, chắt lấy nước uống.

Dưa hấu

Mẹ bầu ốm nghén nên ăn dưa hấu. Đây là loại trái cây giúp mẹ bầu bù nước hiệu quả sau các đợt nôn ói, buồn nôn. Ngoài ra, ăn dưa hấu cũng có giúp mẹ bầu chế ngự các cơn buồn nôn, đắng miệng hiệu quả. 

Các chế phẩm từ sữa hạt

Các chế phẩm từ sữa, sữa chua, sữa hạt thường giàu các kháng sinh tự nhiên, khi mẹ bầu sử dụng có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, ngăn ngừa các cơn ốm nghén hiệu quả,…

3. Làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén trong thai kỳ?

Khi thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống khoa học có thể giúp thai phụ giảm được tình trạng ốm nghén trong thai kỳ hơn. Một số phương pháp sau đây có thể giúp thai phụ cải thiện được tình trạng này:

  • Uống đủ nước và bù điện giải khi nôn ói nhiều.
  • Hạn chế các đồ ăn cay, chiên nhiều dầu mỡ và có mùi nặng.
  • Nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không để dạ dày trống dễ gây cảm giác buồn nôn.
  • Nên sử dụng các sản phẩm được chế biến từ gừng như: trà gừng, kẹo gừng, viên nang gừng…
  • Nếu tình trạng nôn ói quá nhiều, men răng có thể bị ảnh hưởng do dịch từ dạ dày trào ngược lên. Do đó, thai phụ có thể súc miệng bằng ly nước được hòa tan với một muỗng cà phê baking soda giúp bảo vệ men răng và trung hòa acid dạ dày.
  • Bà bầu bị nôn ói do nghén nặng: Có thể sử dụng một số thuốc kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ để giảm tình trạng mẹt mỏi và nôn ói.

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Triệu chứng buồn nôn và nôn khi mang thai thông thường sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần bổ sung đủ nước và chất điện giải tránh trường hợp rơi vào tình trạng mất nước và sụt cân quá độ, lúc này sẽ gây ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi khi được sinh ra. Mất nước ở mẹ bầu quá mức có thể gây nên một số rối loạn ở gan, tuyến giáp và nước ối.

Tình trạng ốm nghén nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
Tình trạng ốm nghén nặng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu

4. Mẹ bầu nên đi khám khi ốm nghén nặng ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2

  • Địa chỉ: 52 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: 07h30 – 16h30; từ thứ 2 đến chủ nhật
  • Giá khám thai ban đầu từ 200.000đ
  • Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám: 1900 638 367.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 là bệnh viện tư nhân được xây dựng theo mô hình bệnh viện khách sạn chuẩn Hàn Quốc, sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi, lợi thế vị trí trung tâm Hà Nội từ đó dễ dàng kết nối với các bệnh viện tuyến trung ương, người bệnh thăm khám có quyền lợi bảo hiểm y tế đúng tuyến và bảo hiểm bảo lãnh khi khám chữa tại bệnh viện.

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám sản phụ khoa
Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám sản phụ khoa

Bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đội ngũ bác sĩ đều đang làm việc tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội và được các mẹ bầu đánh giá cao về sự tận tâm, uy tín, dịch vụ khám và điều trị bệnh chất lượng, hiệu quả cao.

Cơ sở vật chất tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn hiện đại, tiện nghi, hệ thống thiết bị, máy móc y tế hiện đại, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ và sản phụ, cùng đội ngũ chuyên gia đầu ngành sản phụ khoa trực tiếp thăm khám.

Bệnh viện Đa khoa Việt Hàn

  • Địa chỉ: Số 246 Phố Huế, phường Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7; Từ 08:00 đến 17h00
  • Giá khám thai ban đầu từ 150.000đ
  • Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám: 1900 638 367

Phòng khám Đa khoa Việt Hàn là một cơ sở y tế nằm trong lựa chọn tốt cho người dân tại thủ đổ và các khu vực thân cận có như cầu thăm khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế khác khi cơ sở tọa lạc tại khu vực phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Bác sĩ khám sản tại phòng khám Việt Hàn
Bác sĩ khám sản tại phòng khám Việt Hàn

Trên quá trình thực tế khám chữa bệnh và nhiều đánh giá phản hồi khách quan từ phía người bệnh, phòng khám Việt Hàn đã đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Nhu cầu khám chữa bệnh: Phòng khám thực hiện thăm khám nhiều chuyên khoa khác nhau, dễ dàng kết hợp các chuyên khoa để có phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh.
  • Đội ngũ y bác sĩ giỏi: Các bác sĩ đều là những chuyên gia đầu ngành, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, có quá trình làm việc và phát triển chuyên môn tại các bệnh viện lớn.
  • Thủ tục đăng kí khám chữa bệnh nhanh chóng, đầy đủ, an toàn, không rườm rà, rắc rối.
  • Cơ sở vật chất và trang thiết bị tân tiến: phòng khám được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc thăm khám và điều trị cho các chuyên khoa khác nhau.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: 07h30 – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 7
  • Giá khám thai ban đầu từ 150.000đ
  • Hotline: 1900 638 367

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội phát triển theo mô hình Bệnh viện 5 sao, với quy mô lớn với 10 tầng, thực hiện khám, điều trị nhiều chuyên khoa. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, không gian khang trang, sạch sẽ, phòng nội trú đầy đủ tiện nghi cùng dịch vụ thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm bảo lãnh chuyên nghiệp, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh tốt, uy tín, an toàn không chỉ được người dân Hà Nội mà còn có cả các tỉnh lân cận tin tưởng lựa chọn.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, khám thai sản, phụ khoa được nhiều người lựa chọn

Dựa trên quá trình khảo sát thực tế và tổng hợp phản hồi ý kiến khách quan từ người bệnh đã thực hiện khám chữa bệnh, đánh giá bệnh viện tốt và uy tín dựa trên các tiêu chí sau:

  • Đội ngũ bác sĩ: giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, có quá trình công tác làm việc lâu năm tại các bệnh viện tuyến trung ương, tận tình tư vấn, giải thích tình trạng bệnh, đưa ra hướng điều trị phù hợp theo từng giai đoạn để nâng cao hiệu quả phục hồi, rút ngắn thời gian phục hồi giúp người bệnh tiết kiệm chi phí khám và di chuyển;
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị: cơ sở vật chất khang trang, không gian sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ, thiết bị y tế mới và hiện đại phục vụ cho chẩn đoán của bác sĩ;
  • Giá khám: Mức giá phù hợp, được tiếp đón, thực hiện dịch vụ nhanh chóng, giảm thời gian xếp hàng chờ đợi;
  • Dịch vụ: chăm sóc người bệnh chu đáo, lộ trình chăm sóc chuyên biệt cho từng người bệnh, từng chuyên khoa.

5. Một số câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu ốm nghén

Bà bầu ốm nghén không ăn được không?

Bà bầu ốm nghén không ăn sẽ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe khác và dẫn đến quá trình điều trị khó khăn hơn. Tình trạng mẹ bầu liên tục xảy ra triệu chứng buồn nôn và nôn trong quá trình mang thai sẽ . Theo các chuyên gia y tế khuyên rằng mẹ bầu nếu bị ốm nghén nặng thì nên sớm thực hiện thăm khám với bác sĩ sản khoa để được tư vấn và phác đồ điều trị hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc hàng ngày và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Khi thực hiện thăm khám định kỳ hoặc có triệu chứng bất thường về cơ quan sinh sản, bạn cần lựa chọn những phòng khám, bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ y tế tốt, uy tín.

Mẹ bầu không ốm nghén có sao không?

Mang thai không nghén là hiện tượng bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Thậm chí, một số mẹ bầu không nghén còn cảm thấy may mắn vì có thể ăn uống ngon miệng và có sức khỏe tốt hơn bình thường.

Bà bầu ốm nghén nhiều chứng tỏ con khỏe mạnh có phải không?

Ốm nghén là tinh trạng phổ biến của 70% mẹ bầu. Ốm nghén khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, thậm chí chán ăn,… Tuy nhiên, mẹ bầu ốm nghén 3 tháng đầu (bắt đầu từ tuần thứ 8) hoàn toàn bình thường, đồng thời đây còn là tín hiệu tốt thể hiện bé đang phát triển khỏe mạnh.

Bà bầu ốm nghén nhiều chứng tỏ con khỏe mạnh có phải không?
Bà bầu ốm nghén nhiều chứng tỏ con khỏe mạnh, đang phát triển bình thường

Bà bầu không nghén có nguy cơ sảy thai không?

Hầu hết các trường hợp mang thai không nghén là trạng thái bình thường. Tuy nhiên, một số thai phụ không ốm nghén do nồng độ hormone thấp hơn bình thường thì còn có nguy cơ sảy thai.
Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý nếu các triệu chứng ốm nghén xảy ra mạnh mẽ, nhưng lại đột ngột biến mất thì nguy cơ sảy thai  rất cao. Đặc biệt là việc ốm nghén đột ngột biến mất từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 11 của thai kỳ.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, mẹ bầu nên kiểm tra, khám thai, siêu âm thai định kỳ để đảm bảo thai nhi vẫn phát triển bình thường.
Đặc biệt, nếu mẹ bầu gặp các dấu hiệu bất thường như co thắt âm đạo, ra máu nhiều,… thì hãy đến bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra sức khỏe. Nếu tình trạng ốm nghén quá nặng ngoài tầm kiểm soát thì mẹ bầu cần phải nhập viện điều trị đến khi các triệu chứng ổn định.
Trên đây là chia sẻ của Khám sản phụ khoa Hà Nội về mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì đỡ nôn, con khỏe 3 tháng đầu. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích, áp dụng thành công để có một thai kỳ khỏe mạnh.
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *