[Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? 5 lưu ý

Giải đáp bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? 5 lưu ý quan trọng

Mít là một loại quả có hương vị thơm ngon, vị ngọt và là món ăn nhiều thích của nhiều người. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mít thì sẽ để lại nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy nhiều chị em thường thắc mắc không biết liệu bầu 3 tháng đầu ăn mít được không. Cùng tham tìm hiểu chi tiết về loại quả này với mẹ bầu ngay dưới đây. 

1. Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Mít là một loại trái cây thơm ngon với nhiều chất xơ và các loại vitamin như A, B, C, E cũng như các chất chống oxy hoá. Bên cạnh đó, mít còn chứa ít cholesterol và natri nên nó là một loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hoá. 

Vậy bà bầu 3 tháng đầu ăn mít được không hay có bầu ăn mít được không?  Và câu trả lời là có. Mít đem lại nhiều lợi ích về sức khoẻ và mẹ bầu có thể ăn mít trong suốt quá trình thai kỳ. Lượng mít tối đa mà các bà bầu nên ăn trong một ngày là từ 80-100g để không gây hại cho sức khỏe. 

Nếu ăn quá nhiều mít có thể sẽ gây đau bụng, khó tiêu và khó chịu. Bên cạnh đó, ăn nhiều mít cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì vì trong mít chứa nhiều đường. 

Mít là một loại trái cây thơm ngon với nhiều chất xơ và các loại vitamin như A, B, C, E 
Mít là một loại trái cây thơm ngon với nhiều chất xơ và các loại vitamin như A, B, C, E

Bên cạnh đó, nhiều mẹ bầu còn cho rằng ăn mít khi đang mang thai có thể gây nguy cơ bị sảy thai. Điều này là không đúng vì chưa có căn cứ, hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh. 

Tuy nhiên, chị em đang mang thai có vấn đề về sức khỏe thì cần tham vấn bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Mẹ xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn măng cụt được không

2. 11 Lợi ích của mít với bà bầu 3 tháng đầu

Mít đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mọi người và trong đó có cả các mẹ bầu nếu dùng với một lượng vừa phải. Và những lợi ích của mít có thể kể đến như: 

Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh

Trong mít có chứa hàm lượng vitamin C cao có công dụng tốt cho hệ miễn dịch, giúp ngăn chặn sự tấn công của các loại vi rút, vi khuẩn bên ngoài môi trường để từ đó giúp các mẹ bầu hạn chế mắc các bệnh như cúm, cảm, ho. 

Mít có tác dụng chống viêm

Ngoài vitamin C thì trong mít cũng chứa các hoạt chất sinh học flavonoid và lignan theo nhiều nghiên cứu khoa học có tác dụng kháng viêm, bảo vệ các tế bào trong cơ thể để giảm các tình trạng viêm nhiễm hay stress gây oxy hoá. 

Trong mít chứa các hoạt chất có công dụng chống viêm hiệu quả
Trong mít chứa các hoạt chất có công dụng chống viêm hiệu quả

Giải tỏa căng thẳng khi mang thai

Khi mang thai thì tâm lý của mẹ bầu thường thay đổi rất thất thường và thường xuyên căng thẳng, stress. Và nhiều nghiên cứu đã chứng minh về đặc tính của mít có khả năng giúp giảm căng thẳng nhờ chứa nhiều vitamin B6 hay magie. Ăn lượng mít vừa phải vừa giúp giải tỏa căng thẳng, lo âu trong thai kỳ, vừa giúp mẹ bầu có tinh thần thoải mái hơn. 

Bà bầu ăn mít tốt cho sự phát triển của thai nhi

Trong mít có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, K,…đều là những chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện.

Bà bầu ăn mít tốt cho sự phát triển của thai nhi
Bà bầu ăn mít tốt cho sự phát triển của thai nhi

Giảm táo bón khi mang thai

Táo bón khi mang thai là một tình trạng khá phổ biến và nhiều mẹ bầu hay gặp phải. Theo nhiều chuyên gia, bác sĩ sức khỏe cho biết, trong mít có chứa nhiều chất xơ, tốt cho đường tiêu hoá và đồng thời giúp giảm tình trạng táo bón khi mang thai. 

Cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi khi thai nghén

Nhiều chị em khi mang thai thường hay bị nghén khiến cơ thể luôn trong tình trạng thiếu năng lượng, mệt mỏi. Và mít là nguồn cung cấp đường tự nhiên như fructose và sucrose giúp tăng năng lượng và cực kỳ tốt cho mẹ bầu vào những ngày cảm thấy mệt mỏi, chán ăn do nghén. 

Đặc biệt, nhiều mẹ bầu còn cho rằng ăn mít trong thời kỳ 3 tháng đầu tiên mang thai còn giúp thoả mãn cơn thèm ngọt hiệu quả. 

Bà bầu ăn mít giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ tiền sản giật

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm đến sức khoẻ của thai phụ đó chính là tình trạng tăng huyết áp. Trong mít có chứa lượng Kali cao, có tác dụng kiểm soát nhịp tim và điều hoà huyết áp rất tốt. 

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ thì Kali còn giúp làm giảm áp lực mà muối tác động lên động mạch. Và chất xơ trong mít cũng làm giảm cholesterol hiệu quả, từ đó hạn chế tình trạng huyết áp cao. 

Trong mít có chứa lượng Kali cao, có tác dụng kiểm soát nhịp tim và điều hoà huyết áp rất tốt
Trong mít có chứa lượng Kali cao, có tác dụng kiểm soát nhịp tim và điều hoà huyết áp rất tốt

Ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ bầu trong thời kỳ mang thai

Thành phần của mít có chứa hàm lượng folate và sắt cao. Đây là hai chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ huyết sắc tố trong cơ thể ở mức ổn định để ngăn ngừa bệnh thiếu máu khi mang thai. 

Thúc đẩy phát triển xương, bổ sung canxi cho mẹ và thai nhi

Ngoài canxi thì magie cũng là một thành phần có hàm lượng cao trong mít. Magie có tác dụng tăng cường sự hấp thụ canxi, ngăn ngừa tình trạng loãng xương cho cả mẹ và bé. 

Mít tốt cho dạ dày, đường tiêu hóa

Trong mít có chứa nhiều chất xơ và có thể cung cấp tới 11% nhu cầu về chất xơ hàng ngày cho cơ thể. Chất xơ có công dụng chống táo bón, tốt cho hệ tiêu hoá. Đồng thời nó cũng giúp loại bỏ màng nhầy ở ruột để ngăn ngừa ung thư đại tràng cũng như viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý ăn với lượng vừa phải, tránh ăn buổi tối hoặc hạn chế ăn khi đang mắc bệnh về tiêu hoá. 

Chất xơ trong mít có công dụng chống táo bón, tốt cho hệ tiêu hoá
Chất xơ trong mít có công dụng chống táo bón, tốt cho hệ tiêu hoá

Bảo vệ mắt và da, khắc phục da thâm sạm

Lợi ích cuối cùng của mít đó là có công dụng điều tiết hormone trong cơ thể. Trong mít còn chứa nhiều vitamin A, rất tốt cho mắt và da của bà bầu. Đồng thời, chất dinh dưỡng này cũng hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của tim, gan, phổi cũng như hệ thần kinh trung ương. 

Mẹ tham khảo: Bầu 3 tháng đầu ăn ngò gai được không

3. Cách chọn mít ngon cho mẹ bầu và món ngon cho bà bầu

Khi đã có câu trả lời cho câu hỏi “bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?” thì điều tiếp theo mà mẹ bầu nên biết đó là cách chọn được mít ngon cũng như các cách chế biến các món ăn từ mít. 

Cách chọn mít ngon mà mẹ bầu nên biết

Với mít thì sẽ có một số tiêu chí để lựa chọn được quả ngon mà mẹ bầu có thể tham khảo đó là: 

  • Về hình dáng thì nên chọn quả tròn đều, không bị lõm và cầm vào cảm giác nặng tay thì sẽ là quả mít ngon
  • Về vỏ mít thì những quả mít chín tự nhiên sẽ có lớp vỏ mềm khi ấn vào, các mắt nở to và gai không nhọn và thưa
  • Về mùi hương thì mít khi chín có mùi thơm đặc trưng và mẹ bầu có thể ngửi thấy kể cả khi đứng từ xa
  • Về phần cuống thì khi chọn, mẹ bầu nên chọn quả có cuống dính chặt vào thân quả. Tuỳ giống mít mà sẽ có các cách lựa chọn khác nhau dựa vào phần cuống. Với mít tố nữ thì cuống thường sẽ dài khoảng 0,5cm còn mít tây thì cuống thường từ 1-1,5cm. 
Dựa vào hình dáng bên ngoài để chọn được quả mít ngon
Dựa vào hình dáng bên ngoài để chọn được quả mít ngon

Nếu ăn một lần không hết thì mẹ bầu có thể bảo quản mít trong hộp nhựa đậy kín nắp, hoặc hút chân không và để trong tủ lạnh. Vì mít là loại quả có mùi đặc trưng và dễ nhiễm mùi sang các loại thức ăn khác trong tủ lạnh nên các mẹ có thể bọc mít bằng màng bọc thực phẩm cùng với một vài lát chanh.

Một số món ngon từ mít cho bà bầu

Mít là loại quả an toàn và bổ dưỡng cho mẹ bầu trong thời kỳ 3 tháng đầu mang thai nếu biết cách ăn đúng với lượng vừa đủ. Một số món ăn ngon được chế biến từ mít mà mẹ bầu có thể tham khảo để thay đổi khẩu vị. 

  • Sinh tố mít: Đây là một món chế biến từ mít khá lạ lẫm với nhiều người. Sinh tố mít chứa 100% mít tươi, đem lại nhiều công dụng đối với sức khoẻ của mẹ bầu. Thay vì ăn từng múi mít thì mẹ bầu có thể xay mít ra, kèm với đá để làm thành một món giải khát thơm ngon cho cả gia đình. 
  • Mít sấy: “bầu ăn mít sấy được không?” Và câu trả lời là được. Mít sấy là một món ăn vặt chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất an toàn cho mẹ bầu. Tuy nhiên, với các loại mít sấy mua ngoài cửa hàng, siêu thị thì sẽ có chứa chất bảo quản. Do đó mẹ bầu nên ăn với lượng ít hoặc tự chế biến tại nhà để đảm bảo sức khoẻ. 
  • Sữa chua mít: Sữa chua mít là một món ăn quen thuộc với tất cả mọi người. Đây là một món ăn vặt thơm ngon và chế biến rất đơn giản với các nguyên liệu dễ kiếm. Việc kết hợp mít với sữa chua còn giúp dễ tiêu hoá, cải thiện các bệnh về đường ruột cho mẹ bầu. 
Chế biến mít thành nhiều món ngon để thay đổi khẩu vị 
Chế biến mít thành nhiều món ngon để thay đổi khẩu vị

Tìm hiểu thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không

5. 5 Lưu ý quan trọng khi bà bầu ăn mít  

Ngoài các công dụng mà mít đem lại cho sức khoẻ thì khi sử dụng loại quả này, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều như sau: 

Ăn lượng vừa phải

Mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ khoảng 80-100g mít mỗi ngày để không gây hại cho sức khoẻ và vẫn đem lại một số lợi ích tốt. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây đau bụng, khó tiêu và tăng nguy cơ tiểu đường, béo phì do mít chứa nhiều đường. 

Mẹ bầu mắc vấn đề rối loạn đông máu cần kiêng mít

Với các mẹ bầu đang gặp các vấn đề liên quan đến chứng rối loạn đông máu thì cũng cần kiêng ăn mít vì nó sẽ đẩy nhanh quá trình đông máu cũng như gây ra các phản ứng tiêu cực, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. 

Bầu tiểu đường, béo phì khi đang thai kỳ nên kiêng mít

Trong mít có chứa hàm lượng đường cao. Chính vì vậy, với các mẹ bầu đang bị tiểu đường, béo phì thì cũng nên hạn chế ăn loại quả này vì nó sẽ làm trầm trọng thêm các bệnh lý đang mắc phải. 

Mẹ bầu bị tiểu đường, cơ địa nóng nên hạn chế ăn mít

Bầu dễ nổi mụn nhọt, suy thận, gan nhiễm mỡ,… cũng hạn chế ăn mít. Nếu mẹ bầu có cơ địa nóng hoặc đang mắc các chứng bệnh liên quan đến thận thì nên tránh các loại quả chứa nhiều kali nói chung và mít nói riêng. 

Do khi ăn mít thì sẽ làm kali trong cơ thể tăng cao mà khi bị suy thận thì cần phải giảm lượng Kali. Do vậy, nếu bị suy thận và ăn quá nhiều mít có thể dẫn đến tình trạng tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu cảnh báo trước. 

Bầu kiêng ăn mít khi đói và không ăn buổi tối

Mẹ bầu lưu ý không được ăn mít vào buổi tối hoặc khi đói vì có thể sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể, gây nên hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, khó tiêu. Thời điểm thích hợp để ăn mít là khoảng 1-2 tiếng sau khi ăn cơm. 

Trên đây là những giải đáp của Khám sản phụ khoa Hà Nội cho thắc mắc “Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?”. Mít là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và cả thai nhi nếu sử dụng với liều lượng vừa phải. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh. Để tham khảo các kiến thức thai sản, thai kỳ mẹ vào chuyên mục Khoa sản để đón đọc những bài viết mới nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *